DOTA 2: Những carry hàng đầu thế giới thời điểm hiện tại

zhimzhim  - Theo Trí Thức Trẻ | 24/05/2015 07:03 PM

Sau đây là top những người chơi hàng đầu thế giới DOTA 2 ở vị trí carry thời điểm hiện tại.

Đóng vai trò chủ lực cũng như cực kỳ quan trọng trong mọi đội hình của tất cả các team DOTA 2, carry luôn là vị trí đòi hỏi cao về sự tập trung cũng như kỹ năng của các game thủ. Sau đây là top những người chơi hàng đầu thế giới ở vị trí carry thời điểm hiện tại.

1. Burning (Invictus Gaming)

Nếu nói về vị trí carry thì không ai có thể vượt mặt Burning trong danh sách này. Anh được đánh giá là carry tốt nhất thế giới từ thời còn chơi trong đội hình team EHOME huyền thoại. Cho đến tận thời điểm cùng DK tham dự The International 4, Burning vẫn dường như không có đối thủ ở vị trí carry của mình.

Không sở hữu cho mình lối chơi quá màu mè hay hoa mỹ, nhưng ở Burning là kinh nghiệm cũng như bản lĩnh dày dặn của một người chơi đã trải qua mọi giải đấu cũng như đối đầu với mọi đối thủ khắc nghiệt nhất. Thường xuyên nhận được sự quan tâm đặc biệt từ phía đối thủ, thế nhưng Burning vẫn luôn đảm bảo được lượng networth của mình. Anh có thể bị bắt lẻ, có thể bị gank rất mạnh ở thời điểm đầu game nhưng không gì có thể cản anh farm bù, cũng như tốc độ farm của anh xứng đáng đứng top 1 trong số các carry.

Mọi đội hình sở hữu Burning đều cố gắng xây dựng lối chơi xung quanh anh. Một thời các đội khi đối đầu với DK đều phải ban Naga Siren – vị tướng tủ của Burning bấy giờ. Có những thời điểm, một mình Naga của Burning gồng gánh đồng đội, lật lại những trận đấu tưởng như đã không thể cứu vãn của DK. Dù đã chịu một ít gánh nặng từ tuổi tác và không còn giữ được phong độ bá đạo như xưa, thế nhưng Burning không vì thế mà trở nên lỗi thời, anh thích ứng cực nhanh với những thay đổi của meta game.

http://i.ytimg.com/vi/a-NmI89YlDs/maxresdefault.jpg

Burning với Juggernaut.

Không còn hay cầm những hard carry như trước, khi mà ở phiên bản 6.84 này chú trọng vào những combat sớm ở thời điểm đầu game, lựa chọn tướng của Burning cũng thay đổi và phù hợp với meta game. Anh cũng không quá chú trọng farm như trước mà luôn cầm theo TP cũng như sẵn sàng di chuyển hỗ trợ đồng đội. Và mặc dù di chuyển hỗ trợ đồng đội cũng như tham gia combat khá nhiều, nhương sự ổn định và tốc độ farm của Burning vẫn luôn được bảo đảm với mọi vị tướng. Không quá khi nói anh chính là hình mẫu điển hình đáng học hỏi nhất với mọi carry trên thế giới, từ tài năng cho đến nhiệt huyết và đam mê với DOTA 2

Mặc dù tài năng là vậy, nhưng số phận dường như lại quá khắt khe với Burning khi anh vẫn chưa sở hữu cho mình bất cứ chức vô địch The International nào trong sự nghiệp. Hướng tới TI5, khát khao của Burning chắc chắn là rất lớn. Hy vọng anh có thể cùng với IG phá đi cái dớp đáng buồn trong sự nghiệp ở các kỳ TI.

2. Hao (Vici Gaming)

Sau quãng thời gian xuống dốc không phanh với Newbee, Hao đã có quyết định chính xác khi rời khỏi con tàu đắm, về với một Vici Gaming hùng mạnh và khát khao những danh hiệu. Tại đây, anh đã tìm lại được động lực cũng như khát khao thi đấu – điều tưởng như đã biến mất trong quãng thời gian hậu The International 4 cùng Newbee.

http://i.ytimg.com/vi/-Cd9VCVba0M/maxresdefault.jpg

Hao cùng Slark với style lên Blink.

Là một carry đậm chất Trung Quốc, lối chơi của Hao rất kỷ luật chứ không như Black. Ngoài khả năng farm cũng như ra vào combat hợp lý, Hao còn được đánh giá cao ở khả năng tác chiến độc lập, không cần quá nhiều sự bảo kê của support. Chính lợi thế này cũng tạo điều kiện cho Fy và Fenrir có cơ hội đảo đi hỗ trợ các lane khác, giúp VG có khả năng gây áp lực lên mọi đường trong thời điểm đầu game.

Không dày dạn kinh nghiệm như Burning nhưng phong cách của Hao cũng cực kỳ chắc chắn và lì lợm. Có thể nói, với Hao, VG đã tìm được mảnh ghép cuối cùng cực kỳ thích hợp trong việc hướng tới chức vô địch The International 5.

Dù phong độ không còn ở thời kỳ đỉnh cao như khi cùng Newbee vô địch thế giới, thế nhưng cùng với VG, Hao đang tiến những bước vững chắc trên con đường chinh phục TI5 tới đây.

3. Fear (Evil Geniuses)

Vì chấn thương mà Fear đã không thể tham dự The International 4 cùng với EG. Tuy người thay thế anh là Mason đã có màn đóng thế cũng khá tròn vai nhưng khá đông người hâm mộ EG vẫn cảm thấy tiếc nuối, và tin rằng nếu có Fear trong đội hình EG hoàn toàn có thể làm tốt hơn thế.

http://cybercore.tv/Upload/images/10405438_901411013243879_6454963445512244201_n(1).jpg

Fear “gừng càng già càng cay”.

Thời gian trước, vai trò của Fear với EG hoàn toàn không nổi bật khi bị che phủ bởi cái bóng quá lớn của Arteezy. Khi lối chơi của EG vận hành xung quanh hạt nhân Arteezy, vai trò của Fear cũng bị hạn chế khá nhiều khi anh không được tạo khoảng trống để farm đúng với sở trường của mình mà phải tham gia vào nhiều combat hơn cùng với đồng đội, nhường lại những khoảng trống quen thuộc cho Arteezy.

Thế nhưng, sau sự ra đi của Arteezy, Fear đã được trở lại với vai trò quen thuộc và được đồng đội dồn hết ưu ái cũng như sự quan tâm. Anh lập tức tỏa sáng khi dẫn dắt EG vô địch DAC đầy thuyết phục ngay trên đất Trung Quốc.

https://cdn0.gamesports.net/storage/64000/64429.png

Fear là một người chơi vô cùng khôn ngoan và kinh nghiệm.

Không nổi bật ở tốc độ farm, thế nhưng Fear lại cực kỳ khôn ngoan và kinh nghiệm. Đặc biệt, anh cực kỳ ăn ý với đồng đội, cũng như có nhiều pha xử lý rất tỉnh táo trong combat. Bằng bề dày kinh nghiệm của mình, các fan rất hâm mộ anh sẽ dẫn dắt EG làm nên những điều tuyệt vời tại The International 5 tháng 8 tới đây.

4. EternaLEnVy (Cloud 9)

Mặc dù luôn là tâm điểm của những bàn luận và tranh cãi không hồi kết, thế nhưng không thể phủ nhận vai trò cũng như trình độ của EE-sama. Với những fan hâm mộ đã theo dõi EE từ lâu, chắc hẳn đều hiểu rõ phong độ thất thường, không ổn định phản ánh đúng với tính cách của anh.

http://i.ytimg.com/vi/pSMHmcOaoVE/maxresdefault.jpg

EE sama thần thánh trong mắt người hâm mộ.

Nằm trong top những carry hàng đầu thế giới, EE không thiếu những pha xử lý mẫu mực, thậm chí nhiều tình huống highlight còn được đánh giá khá cao từ người hâm mộ cũng như các game thủ. Thế nhưng bên cạnh đó là không ít lần anh có những tình huống, những pha xử lý cực kỳ ngớ ngẩn và khó hiểu.

Hầu hết những kỷ lục đều gắn liền với EE-sama và đồng đội, từ trận đấu dài nhất trong lịch sử DOTA 2, trận đấu lật kèo với lượng networth chênh lệch lớn nhất cho tới đội về nhì nhiều giải đấu nhất trong một năm. Dường như không gì là EE không thể làm được. Anh có thể cùng đồng đội vượt khó trong những hoàn cảnh khó khăn nhất, cũng như có thể quăng đi một trận đấu với lợi thế hơn 30.000 networth.

Cùng với C9, EE-sama chính là một trong những ẩn số của The International 5. Phong độ của họ thời gian gần đây là khá tốt với những chiến thắng trước các top team như EG, Alliance. Thế nhưng, với EE-sama thì mọi điều đều có thể xảy ra.

5. Silent (Empire)

Không nổi bật cũng như được đánh giá cao như những người đồng nghiệp. Thế nhưng đi cùng với thành công và chuỗi phong độ cực kỳ ấn tượng thời gian gần đây của Team Empire không thể thiếu những đóng góp thầm lặng của anh. Không màu mè, hoa mỹ như Resolut1on, cũng không đột biến như Yoky, Silent mang đến cho đồng đội cảm giác an tâm, chắc chắn trong từng bước di chuyển cũng như những pha xử lý của mình.

http://i.ytimg.com/vi/4T3TFLPLsoE/maxresdefault.jpg

Silent của Empire.

Anh đặc biệt được đánh giá cao ở khả năng kiểm soát lane cũng như giữ mạng cực tốt. Với phong độ cực kỳ cao thời gian gần đây khi lần lượt đánh bại EG và Vici Gaming để giành hai chức vô địch tại MLG Final Cup và DOTA 2 Champions League, Silent đang đạt phong độ cao nhất cùng với Empire và hừng hực hướng tới The International 5.

>> DOTA 2: Điểm lại những thay đổi qua các mùa The International