Doanh thu từ eSports trên toàn thế giới được dự báo sẽ vượt mốc 13.000 tỷ VNĐ

zhimzhim  - Theo Trí Thức Trẻ | 15/09/2015 02:43 PM

Liên Minh Huyền Thoại
01/08/2012 NCB: Riot Games NPH:

Trong đó, riêng khu vực Đông Nam Á đóng góp tới 374 triệu USD, chủ yếu đến từ hai nền eSports cực phát triển là Trung Quốc và Hàn Quốc.

Hàn Quốc là đất nước được đặt cho rất nhiều biệt danh thân mật, mà hầu hết các tên gọi đó đều được gắn liền với những đặc sản của quốc gia. Đơn cử có thể kể đến hai cái tên quen thuộc mà chắc hẳn chúng ta đã không còn lạ lẫm: xứ sở kim chi hay xứ sở nhân sâm. Thế nhưng, ở thời điểm hiện tại, đất nước Hàn Quốc còn trở nên nổi tiếng trong mắt bạn bè quốc tế bởi một thứ đặc sản hoàn toàn mới lạ và mang đậm phong cách riêng: nền công nghiệp eSport hay còn được biết đến như thể thao điện tử.


Hiệp hội thể thao điện tử Hàn Quốc – điều mà không phải quốc gia nào cũng có.

Hiệp hội thể thao điện tử Hàn Quốc – điều mà không phải quốc gia nào cũng có.

Nếu ngược thời gian về trước, Hàn Quốc gần như là đất nước duy nhất mà eSports phát triển đến mức nghề game thủ ở đây được thừa nhận như một công việc thực sự, với thu nhập khá cùng sự ghi nhận từ xã hội. Chắc hẳn chúng ta cũng đã không còn xa lạ với cảnh các game thủ Hàn Quốc thi nhau làm mưa làm gió tại các giải đấu thế giới ở những nội dung mà họ tham dự.

Trước kia là StarCraft, còn hiện tại là StarCraft: BroodWar và Liên Minh Huyền Thoại. Bất kỳ tựa game nào, từ chiến thuật cho tới MOBA, mỗi khi người Hàn Quốc try hard, họ đều sẽ sớm vươn đến đỉnh thế giới


Doanh thư dự kiến của eSports các khu vực năm 2015.

Doanh thư dự kiến của eSports các khu vực năm 2015.

Theo một báo cáo dự kiến doanh thu 2015, doanh thu của ngành thể thao điện tử trên toàn thế giới lên tới hơn 600 triệu USD (gần 14.000 tỷ VNĐ), trong đó riêng khu vực châu Á chiếm quá 50% trên tổng số, chủ yếu tập trung vào 2 quốc gia chính là Trung Quốc và Hàn Quốc. Đặc biệt là ở đất nước Hàn Quốc, dù có dân số kém hơn rất nhiều lần so với Trung Quốc nhưng lại có một nền eSports truyền thống, lâu đời cũng như ngày càng được đầu tư và phát triển.

Không quá khi nói đây chính là kinh đô của nền thể thao điện tử chuyên nghiệp thế giới. Ở Hàn Quốc, chính phủ đã công nhận sự tồn tại, phát triển cũng như những đóng góp không hề nhỏ của nền công nghiệp mới mẻ này trong sự phát triển chung của cả nền kinh tế.

Hiệp hội thể thao điện tử Hàn Quốc, hay còn gọi tắt là KeSPA cũng đã ra đời với mục đích giúp chính phủ kiểm soát, phát triển nền công nghiệp eSports. Cũng nhờ có sự hậu thuẫn của chính phủ mà các tập đoàn lớn cũng đổ xô vào khai thác ngành công nghiệp đầy tiềm năng này.

Những SKT Telecom, Samsung… và rất nhiều doanh nghiệp khác đã đầu tư rất nhiều để nâng tầm eSports của Hàn Quốc. Đổi lại, những game thủ được hỗ trợ và trang bị tới tận răng mọi thứ cần thiết để tập trung try hard đạt thành tích cao nhất. Quan trọng hơn, ở Hàn Quốc, xã hội thừa nhận và đánh giá game thủ là một nghề nghiệp như bao nghề bình thường khác.


Chính phủ Hàn Quốc rất coi trọng và đầu tư cho eSports.

Chính phủ Hàn Quốc rất coi trọng và đầu tư cho eSports.

Ngoài ra, cũng không thể không nhắc đến sự nghiêm túc và kỷ luật cực kỳ khắt khe của các game thủ Hàn Quốc. Giới game thủ xứ kim chi luôn có quy luật đào thải rất mạnh, khi mà hằng năm có thêm vô số các tài năng trẻ, vậy nên mỗi game thủ nếu không phấn đấu hết sức, họ hoàn toàn có thể bị thay thế bởi làn sóng người chơi trẻ đầy khát vọng đổ bộ vào giới eSports.

Chính vì thế, thời gian biểu của một game thủ luôn kín đặc, ngay cả thời gian rỗi rãi họ cũng tranh thủ bay pub hoặc stream như một hình thức luyện tập cá nhân. Với người Hàn Quốc, dậm chân tại chỗ đồng nghĩa với việc tự vứt bỏ nghề nghiệp của mình.


Rất nhiều doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc tài trợ cho eSport như SK Telecom.

Rất nhiều doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc tài trợ cho eSport như SK Telecom.

Với hệ thống đào tạo cũng như mô hình thi đấu chuyên nghiệp như vậy, Hàn Quốc luôn sản sinh ra những tài năng kiệt xuất. Họ luôn đứng đầu thế giới ở một số tựa game như LMHT hay StarCraft. Đó là còn chưa kể, với LMHT – tựa game MOBA đang thịnh hành nhất thế giới, Hàn Quốc đã trở thành "nhà máy xuất khẩu" game thủ đến toàn thế giới, mà nhiều nhất là tại Trung Quốc.

Ngay cả Bắc Mỹ xa xôi cũng có dấu giày của những tài năng người Hàn. Không những xuất khẩu game thủ, ngay cả huấn luyện viên Hàn Quốc cũng rất được ưa chuộng và được khá nhiều đội tuyển trên thế giới mời đón, thậm chí là cả ở Việt Nam.


LMHT rất phát triển và là thế mạnh của người Hàn.

LMHT rất phát triển và là thế mạnh của người Hàn.

Thế nhưng dường như người Hàn Quốc vẫn chưa thật sự chú ý nhiều tới DOTA 2, khi mà thành tích của họ tại các mùa The International gần như là con số 0 tròn trĩnh cho tới trước kỳ TI vừa rồi. Lần đầu tiên trong lịch sử, người Hàn có 2 đại diện tại một vòng chung kết DOTA 2 thế giới, và một trong số đó, MVP.Phoenix thật sự đã làm nên những bất ngờ cực kỳ thú vị. Tuy nhiên, nếu so với thành tích mà người Hàn Quốc đã làm được ở tựa game LMHT thì quả thật chiến quả vừa rồi của MVP.P quá khiêm tốn.


Anh em nhà MVP vừa có một năm khá thành công với DOTA 2.

Anh em nhà MVP vừa có một năm khá thành công với DOTA 2.

DOTA 2 ở Hàn Quốc vẫn chưa thật sự phát triển, điều này cũng dễ hiểu khi tựa game này chịu sự cạnh tranh khá mạnh mẽ từ những đối thủ sừng sỏ như StarCraft hay LMHT. Dù vậy, hy vọng rằng với nền tảng vững mạnh cùng một mô hình chuyên nghiệp, song song với đó là những thành tích ấn tượng tại các giải đấu quốc tế, MVP.P có thể là lá cờ đầu để thúc đẩy sự phát triển của DOTA 2 tại Hàn Quốc. Và khi người Hàn đã thật sự đam mê và try hard thì tất cả các đối thủ của họ đều nên dè chừng.