Đến bao giờ Caster DOTA 2 Việt Nam mới hòa thuận?

Chidotoji  - Theo PLXH | 02/10/2014 03:45 PM

Cộng đồng DOTA 2 Việt Nam đang ngày một phát triển, thế nhưng trong đó cũng có nhiều khúc mắc thật khó để giải quyết.

Nếu như cách đây khoảng hơn 1 năm, bạn nói rằng cộng đồng DOTA 2 Việt Nam sẽ phát triển mạnh và trở thành đối trọng của Liên Minh Huyền Thoại thì có lẽ cái mà bạn nhận được chỉ là một nụ cười khẩy mà thôi.

Khi đó, Liên Minh Huyền Thoại có nhà phát hành tại Việt Nam, được đầu tư từ A > Z, cộng thêm phong cách làm việc chuyên nghiệp nên họ gần như chiếm trọn toàn bộ thị trường MOBA trong nước.

Cùng lúc đó, cộng đồng DOTA 2 Việt phải thừa nhận là quá bé, không giải đấu, không nhà tài trợ, tất cả các hoạt động trong cộng đồng đều dưới dạng tự phát. Các kênh thông tin đại chúng hầu như rất ít khi nhắc tới DOTA 2, có chăng chỉ là các sự kiện lớn trên thế giới như giải đấu The International.

Đến bao giờ Caster DOTA 2 Việt Nam mới hòa thuận?

Tuy nhiên, chỉ sau hơn 1 năm, cộng đồng DOTA 2 Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc, các giải đấu lớn nhỏ thường xuyên diễn ra, các nhà tài trợ cũng dần dần xuất hiện và quan trọng hơn là các team DOTA 2 chuyên nghiệp liên tục được thành lập và giành được không ít kết quả khả quan trên đấu trường quốc tế.

Một trong những nguyên nhân giúp cho cộng đồng DOTA 2 Việt có sự phát triển vượt bậc như vậy chính là sự nhiệt tình tới từ các Studio DOTA 2 hay nói chính xác hơn là các Bình Luận Viên DOTA 2 (Caster).

Hầu hết họ ở những thời điểm đầu đều làm việc vì niềm đam mê, vì mong muốn gửi đến fan hâm mộ những trận đầu hay nhất, hấp dẫn nhất với phần bình luận tiếng Việt. Cũng như tạo ra sân chơi giao lưu trực tuyến, nơi các game thủ DOTA 2 Việt Nam có thể gặp mặt, làm quen và chia sẻ những kinh nghiệm chơi cùng nhau.

Đến bao giờ Caster DOTA 2 Việt Nam mới hòa thuận?

Tuy nhiên, khi mọi thứ đang thuận lợi hơn bao giờ hết quyết thì cộng đồng DOTA 2 Việt lại gặp phải một vấn đề lớn. Đó chính là sự bất đồng giữa các Studio, hay cụ thể hơn là các Bình Luận Viên, những người đã từng đặt nền móng cho sự phát triển của DOTA 2 nước nhà.

Hiện tại, DOTA 2 Việt nam có rất nhiều kênh truyền hình trực tiếp với những Bình Luận Viên mang phong cách khác nhau. Tiêu biểu có thể kể đến là Pewpewvn của Pewpew Studio, Jay của ESV, Pota của Pota Studio, #S của S Entertainment… rõ ràng, giữa họ đều có chung mục đích là phát triển cộng đồng DOTA 2. Nhưng vì nhiều lý do, trong đó quan trọng nhất chính là lợi ích riêng của từng Studio đã khiến họ không tìm được tiếng nói chung, thậm chí tệ hơn là tự dìm nhau xuống.

Để phát triển cộng đồng DOTA 2 nước nhà, các Studio cần tìm được tiếng nói chung.

Để phát triển cộng đồng DOTA 2 nước nhà, các caster cần tìm được tiếng nói chung.

Rất nhiều tranh cãi giữa các Studio DOTA 2 đã xảy ra trong thời gian gần đây. Kể từ những người đứng đầu Studio đến lượng fan riêng của họ. Chủ đề của cuộc tranh cãi có thể chỉ rất nhỏ như: Chất lượng stream kém, bình luận không hay, bình luận nhầm…

Dường như việc các kênh Stream, các Studio bắt đầu có nguồn thu nhập đã khiến họ ngày một xa nhau hơn. Quả thực, cái gì động đến vấn đề "Cơm, Áo, Gạo, Tiền" đều phức tạp. Nhiều Studio từng có nhã ý muốn hợp tác với các kênh khác để nâng cao chất lượng phục vụ khán giả, nhưng những gì họ nhận được không chỉ là cái lắc đầu từ chối mà còn nhiều lời thóa mạ kèm theo.

Hiện tại, đến việc tường thuật các giải đấu đôi khi cũng bị lôi vấn đề bản quyền ra. Nhiều kênh vì muốn phục vụ khán giả, nhưng giải đấu đó lại thuộc quyền Stream của kênh khác, mà họ lại không cho tiếp sóng nên cũng chỉ đành ngậm ngùi bỏ qua.

Đến bao giờ Caster DOTA 2 Việt Nam mới hòa thuận?

Nhưng cũng có những kênh rất thoải mái, họ sẵn sàng chia sẻ bản quyền stream các giải đấu mà đáng ra chỉ có họ mới được tiến hành stream. Hay thậm chí, khi các stream khác tường thuật "lậu" giải đấu, họ cũng nhắm mắt bỏ qua. Với họ, việc thúc đẩy cộng đồng DOTA Việt phát triển mới là mục tiêu hàng đầu chứ không phải vì những lợi ích nhỏ nhoi trước mắt.

Nhìn chung, DOTA 2 Việt Nam đang đứng trước một cơ hội không thể tốt hơn để tiếp tục chuyển mình, nhưng cái mà chúng ta cần lúc này là sự đoàn kết của những người tạm coi là "đứng đầu" trong các phong trào lại không có. Nếu cứ chia năm sẻ bảy như hiện nay, thật khó để DOTA 2 có thể trở thành tựa game MOBA số 1 trong nước.

>> Team DOTA 2 Việt Nam ghi dấu ấn tại giải đấu quốc tế