Đánh giá ViCi Gaming trước thềm DOTA 2 The International 4

Chidotoji  - Theo Trí Thức Trẻ | 01/07/2014 02:38 PM

Cùng tìm hiểu ViCi Gaming trước thềm DOTA 2 The International 4.

Đánh giá ViCi Gaming trước thềm DOTA 2 The International 4

Có rất nhiều đội muốn chiến thắng bằng cách mua những tay chơi sáng giá nhất, nhưng rốt cuộc đội hình đó chỉ tỏa sáng trên những trang giấy hơn là khi thực chiến. ViCi Gaming chắc chắn không phải một đội như vậy.

Nhớ lại chuyện cũ, vào tầm tháng 7 năm 2013, ở ViCi Gaming xảy ra nhiều lục đục nội bộ do không thể giành lấy tấm vé wildcard đi The International 3. Đội hình của ViCi Gaming gặp rắc rối khi lần lượt Tianyu 'Cty' Chen và Jian 'ZSMJ' Gong ra đi.

The International 3, DOTA 2 Trung Quốc không có đội nào lọt được vào Top 3. Hậu The International, các đội Trung Quốc nhận thấy mình cần phải thay đổi – và kéo theo đó là một loạt những thay đổi về đội hình của các đội.

ViCi Gaming lên ngôi vô địch tại giải ESL One Fall năm 2013.

ViCi Gaming lên ngôi vô địch tại giải ESL One Fall năm 2013.

“Tôi đã lựa chọn đúng khi không rời ViCi Gaming.” – fy trả lời phỏng vấn vào tháng 12 năm 2013.

Với việc bị đuổi ra khỏi team DK, Bai 'rOtk' Fan và Jun Hao 'Super!' Xie tìm được mái nhà của mình dưới cái tên ViCi Gaming. Cùng với họ là Liu 'Sylar' Jiajun, người rời khỏi một LGD Gaming đang gặp nhiều rắc rối. Được thành lập từ những tay chơi bị trục xuất, đội hình ViCi Gaming không nhận được nhiều hi vọng của người hâm mộ.

“Tôi đã bị sốc, buồn, và giận.” – rOtk, trả lời phỏng vấn vào tháng 9 năm 2013.

Sự tức giận, cùng với khát khao thay đổi, đã và luôn là động lực chính của ViCi Gaming. Với phong cách chủ động hiếm có và nổi bật giữa lối chơi 4 bảo vệ 1 thường thấy của DK/ LGD cũ, ViCi Gaming lần lượt chứng tỏ cho các đối thủ thấy họ có thể làm được gì.

“Chúng tôi muốn chơi theo cách của chúng tôi và không cố gắng bắt chước cách chơi của những đội khác. Chúng tôi chỉ làm những gì cần phải làm, luyện tập để rèn giũa lối chơi của chính mình.” – fy trả lời phỏng vấn vào tháng 12 năm 2013.

Đánh giá ViCi Gaming trước thềm DOTA 2 The International 4

Mặc dù có trong đội hình một carry kinh nghiệm như Sylar, VG dường như muốn kết thúc trận đấu sớm. Họ là một trong những đội chơi đầu tiên sử dụng Lycan, một hero đã thống trị DOTA 2 trong phiên bản 6.80. Cùng với Lycan, VG cũng thường xuyên sử dụng Alchemist và Dragon Knight, những hero có khả năng tank và deal damage mạnh.

Sức mạnh của VG nổi bật nhất có lẽ là ở cặp đôi support, fy và Fenrir. Nhiệm vụ của họ không chỉ là ở phần đầu game (cắm mắt, di chuyển, bảo vệ các hero khác) mà thường đóng vai trò quyết định trong các combat ở giữa game. Những hero như Sand King, Ancient Apparition hay Earthshaker thường là sự lựa chọn của VG.

Với lối đánh nhanh và chủ động, điểm yếu của VG không gì khác ngoài khả năng kết thúc trận đấu của họ về cuối game. Nếu một trận đấu của ViCi diễn ra quá lâu, thì chắc chắn đó không phải là điều mà họ mong đợi với một đội hình chủ động và cố gắng kết thúc sớm.

ViCi Gaming là đội Trung Quốc đã có khá nhiều kinh nghiệm với những đội nước ngoài. Với chức vô địch vô cùng thuyết phục tại ESL One Fall và kinh nghiệm có được tại The Summit, ViCi Gaming đã chứng tỏ họ không hề lạ lẫm hay bất ngờ trước những đội phương Tây. Tuy nhiên, ViCi Gaming đang thiếu đi sự ổn định khi thi đấu với các đội trong nước, đặc biệt là với những đội hàng đầu như DK, iG, Newbee.

Đánh giá ViCi Gaming trước thềm DOTA 2 The International 4

Top pick của ViCi Gaming không hề bất ngờ dựa trên chiến thuật chủ động ở early game của họ. Dragon Knight là một pick khá phổ biến ở các đội chơi Trung Quốc, với khả năng push nhà và combat sớm. Shadow Demon, Visage hay Rubick đều là những hero support mạnh ở early/ mid game và cho phép VG nắm được lợi thế ngay từ đầu.

Đánh giá ViCi Gaming trước thềm DOTA 2 The International 4

Vẫn là những hero quen thuộc xuất hiện trong ban list. Với một đội hình xoay quanh việc áp đảo early game, những hero solo mạnh của đối phương như Outworld Devourer hay Batrider là điểm yếu của VG. Chen, Visage hay Lifestealer đều là những pick mạnh trong một thời gian dài là những hero có sức phòng thủ cao, cản trở việc áp đảo ngay từ early của VG.

Thông tin vui:

- Mặc dù chơi ở vị trí support, fy đã chiến thắng giải solo 1v1 ECL 2013, hạ gục cả BurNing, ZSMJ và người đồng đội cũ Cty. Tại giải The Summit, fy cũng vô địch giải solo 1v1 được tổ chức giữa các player tham gia giải đấu này.

- rOtk rất nổi tiếng vì “trashtalk” khi đánh LAN.

- Cái tên Fenrir bắt nguồn từ một con quái thú giống sói trong thần thoại mà các vị thần phải sợ. Tyr, chúa tể của luật lệ, chiến tranh và uy quyền đã phải hi sinh bàn tay để kiềm hãm và phong ấn Fenrir vĩnh viễn.

Tham khảo: Gosugamers

>> Đánh giá team Alliance trước thềm DOTA 2 The International 4