Các câu lạc bộ dùng bao nhiêu tiền để phát triển các pro team DOTA 2 của họ

Long Vũ  - Theo Trí Thức Trẻ | 26/06/2015 01:09 PM

Bản tính toán chi tiết về số tiền cần có để phát triển một team DOTA 2, dựa theo số liệu của team Na'Vi, VP và Empire.

 

http://www.gosugamers.net/files/images/features/2015/june/money-innews.jpg

Một người kỳ cựu trong ngành công nghiệp game đã nêu ra để hoạt động một team DOTA 2 hiện tại tiêu tốn bao nhiêu tiền.

Lưu ý rằng: Tất cả các dữ kiện có trong bài viết này có thể không hoàn toàn chính xác với thực tế. Nó không thể phơi bày tất cả các thông tin bí mật và chỉ đơn giản dựa trên phân tích đánh giá cá nhân của tác giả.

Bài viết này đã từng được đăng lên trang chủ chính thức của team Virtus.Pro bằng tiếng Nga. Nó đã được dịch sang tiếng Anh bằng chính tác giả Andrew Yatsenko và được đăng lên trang chủ của Gosugamer với sự cho phép của anh.

Giới thiệu

Sau khi rất nhiều pro player đã đưa ra ý tưởng xây dựng một đội team riêng mà không cần có bất cứ một tổ chức bảo trợ nào. Một số còn đi xa hơn và nói rằng các câu lạc bộ này đang bóc lột công sức của các người chơi, buộc họ phải làm những công việc không phải chuyên môn như chụp ảnh quảng cáo, tham dự các hoạt động marketing và sử dụng họ để làm thỏa mãn nhu cầu tài chính của câu lạc bộ.

Không may thay, cộng đồng E-sport lập tức mù quáng tin vào những lời đó mà không hề biết gì sâu xa nội tình như thế nào. Tôi đã làm việc hơn 4 năm ở Na`vi, và tôi có thể nhận thức rõ ràng cách mà các câu lạc bộ game hoạt động cũng như bao nhiêu tài lực mà họ đầu tư để duy trì một team. Đó là là lý do tôi có ý tưởng tính toán cụ thể cái giá để “nuôi” một pro team tốn kém như thế nào.

Mô hình kinh doanh của câu lạc bộ E-sport

Đầu tiên, hãy tìm hiểu mô hình kinh doanh của các câu lạc bộ. Tài sản chính của họ chính là các đội thi đấu. Đội và người chơi có những fan hâm mộ và đó là “tài nguyên” chủ yếu của tổ chức. Câu lạc bộ dành tiền cho những hoạt động sau:

- Duy trì team: Trả lương, chi phí di chuyển, bootcamp,….

- Cơ sở hạ tầng: Trang web, mạng xã hội, video, đội ngũ quản lý, nhân viên, văn phòng….

- Thực thi các hợp đồng: Hoạt động quảng cáo, sản xuất phụ kiện quần áo, chụp ảnh, làm video, xây dựng và duy trì gaming house.

- Phát triển kinh doanh: Tái đầu tư và ký hợp đồng với các team mới ở các game khác, phát triển các chương trình kinh doanh mới….

Để có thể trang trải toàn bộ những kinh phí đó, họ phải ký với các đối tác và nhà tài trợ. Những công ty quan tâm hướng đến những fan của câu lạc bộ đó – Là chúng ta. Team càng có nhiều người hâm mộ, càng sôi nổi, càng nhiều fan “cuồng”, thì số tiền mà các nhà tài trợ đổ vào càng nhiều (Nó cũng giải thích vì sao các câu lạc bộ từ Châu Âu và Mỹ thường có nhiều hợp đồng giá trị hơn so với các câu lạc bộ từ CIS(Các quốc gia độc lập – Gồm Nga và các quốc gia tác ra từ Liên Xô cũ - ND). Các nhà tài trợ là nguồn thu chủ yếu của câu lạc bộ; nó chiếm vào khoảng 90% tổng thu nhập. Một phần của thu nhập này để làm các vật phẩm bán hàng, quảng cáo cho kênh Youtube và Twitch, làm website, tiền thưởng…. Đó là lý do tại sao bạn có thể tóm tắt mô hình kinh doanh của các tổ chức E-sport này trong vài từ trên.

 

Các nguồn giả định chính.

Chúng ta sẽ không bao giờ có thể biết chắc chắn giá trị của một hợp đồng tài trợ vì thế hẫy cố gắng tính toán bao nhiêu tiền mà tổ chức dùng để chi cho một pro team của họ. Tôi biết DOTA 2 và khu vực CIS rõ nhất nên tôi quyết định tính toán gần đúng chí phí của 3 team hàng đầu đó là : Virtus.pro, Team Empire và Natus Vincere. (VP, Emp, Na`vi)

Để làm được điều đó, tôi tổng hợp tiền thưởng của tất cả team đó từ tháng 6 năm 2014 đến tháng 6 năm 2015 và tính toán chi phí phải trả của các tổ chức trong thời gian đó. Tôi không sở hữu những thông tin chính xác từ báo cáo tài chính của các câu lạc bộ ( và nếu có tôi cũng không thể công khai nó ra cộng đồng được), vì thế tất cả các tính toán của tôi dựa trên 2 nguồn giả định chính:

1. Các thông tin hiện có được công khai trên trang web:

-Giá vé bay được lấy từ trang momondo.ru

-Giá nghỉ trọ được lấy từ trang booking.com và airbnb.com

-Thông tin về các các khoản hỗ trợ di chuyển được lấy từ website của giải đấu đó, được đảm bảo hoặc xác nhận bởi chủ sự kiện và các quản lý team.

-Giá bootcamp được tính toán dựa trên giá cả của các công ty cho thuê nhà và trang thiết bị.

2. Suy luận và kinh nghiệm đánh giá trong ngành cũng như đảm bảo nó không mâu thuẫn với suy luận thông thường.

-Tinh toán phụ cập phụ thuộc vào các giải đấu hoặc các Đất nước đang bootcamp;

- Ước tính gần đúng lương của các người chơi và quản lý;

- Ước tính gần đúng số lượng tiền thưởng cho câu cho lạc bộ;

Thông tin này là rất rõ ràng vì thế bạn không cần bất cứ các tin “rò rỉ” hay “tiết lộ” nào để tính toán ra những phép tính như thế. Tất cả các thông tin đã được công khai và việc viết bài này của tôi không tiết lộ bất cứ những số liệu nội bộ của ai. Vì thế hãy bắt đầu nào.

 

Các giải đấu và phần thưởng

Để tính toàn những tất các những phần thưởng team đạt được trong năm rồi, tôi đã làm một bảng tính của tất cả các giải được tổ chức từ tháng 6-2014 đến 6-2015 dựa trên trang Wiki.teamliquid.net/dota2/. Nó bao gồm cả những giải LAN và Online với ít nhất một trong ba team được nhắc đến thi đấu trong đó. Ngoài ra tôi cũng đã xem xét cả những team cũ như Virtus.Pro, VP.Polar, ASUS.Polar và đội hình mới nhất của VP hiện tại bởi vì tất cả hộ nằm dưới sự quản lý của VP.

Và đây là tất cả phần thưởng mà các team trên đạt được vào năm rồi. Bạn có thể tham khảo tại đây:

Na`vi : 738,047 $
Emp: 345,017 $
VP: 266,480

Để hiểu được số lượng chi phí “hoa hồng” cho các câu lạc bộ tôi chia nó ra làm 3 tỉ lệ khác nhau: 10%-15%-20%. Cũng có thể một vài câu lạc bộ không hề lấy “hoa hồng” từ team của họ hoặc chỉ áp dụng cho những giải đấu lớn. Nhưng tôi sẽ rất bất ngờ nếu tôi biết có team nào của CIS dám lấy nhiều “hoa hồng” hơn 20%.

Tổng cộng tôi có bảng lại quả của các team như sau:

Vâng và giờ đây hãy tính toán các phí tổn mà team phải chi trả

 

Kinh phí cho các giải đấu

Kinh phí vận chuyển

Có một sự ngạc nhiên dễ thương rằng tất cả các giải LAN đều cung cấp hỗ trợ đi lại cho team đấu vào năm vừa rồi. Phần lớn nhà tổ chức trả tiền cho phi máy bay và thuê trọ với chỉ có duy nhất 2 giải đấu đưa ra mức phụ cấp ăn ở cố định. Nó làm cho công việc của tôi trở nên dễ dàng hơn: Hãy tính kinh phí đi lại của 2 giải đấu đó: Starladder và MLG.

Starladder Sessons 10 và 11: Cung cấp 2500 $ phí ăn ở cố định cho các team CIS.

Đáng tiếc rằng chúng ta không thể tìm được đích xác giá cả cho một những chuyến bay và thuê phòng dựa vào ngày thi đấu thực tế. Đó là lý do tại sao khi kiểm tra đội hình của VP khi họ đã đến Kiev từ 22 tháng 6 đến 27 tháng 6. Một số sẽ nói rằng bạn có thể tiết kiệm tiền bằng cách đặt trước một phòng ở khác sạn hoặc chuyến bay, nhưng bởi kinh nghiệm cá nhân của mình, tôi chắc rằng nó không bao giờ có lời cho bạn. Dù sao thì đó cũng không phải việc của chúng ta.

- Chuyến bay Moscow-Kiev-Moscow cho 2 người: 360 $
- Chuyến bay Minsk – Kiev – Minsk: 177 $ (Bay từ Brest có giá quá cao và phải chờ đổi chuyến khá lâu nên tôi giả định là FNG bay từ Minsk)
- Chuyến bay St.Petersburg – Kiev – St.Petersburg: 286 $
- Ba phòng đôi ở khách sạn Cosmopolit (Khách sạn gần nhất đến Kiev CyberSport Arena) cho năm đêm từ 22 tháng 6 tới 27 tháng 6 : 1516 $

Tổng cộng: 2339 $
Họ đã đưa 2500 $, vậy là đủ để còn tiết kiệm được 161 $.

JoinDOTA MLG Pro League Season 1: Cung cấp 5000 $ phí ăn ở cố định.
Giống như trên, kiểm tra giá cả của Team Empire nếu họ đến Columbus từ 8 -13 tháng 7:
- Chuyến bay Moscow – Kiev - Moscow: 164 $
- Chuyến bay Kazan – Kiev – Kazan: 371 $
- Chuyến bay Kiev – Paris – Boston – Columbus – Boston – Paris – Kiev cho 6 người: 6246$
- Ba phòng đôi ở Westin Columbus hotel (Xung quanh khuôn viên giải đấu) cho 5 đem từ 8-13 tháng 7 : 2767 $

Tổng cộng: 9,548 $
Với 5000$ cho cố định cho sẵn thì không đủ để chi trả hết các khoản chi phí trên vì thế CLB phải bù thêm vào 4548 $.

Trợ cấp hàng ngày

Rất nhiều câu lạc bộ cung cấp trợ cấp cho người chơi của họ và trả tiền tàu xe, y tế …. Hoàn toàn có cơ sở để nói rằng trợ cấp hằng ngày có thể thay đổi ở những nước khác nhau. Bằng kinh nghiệm di chuyển ở tất cả 3 đại lục, tôi có thể đưa ra mức giá trung bình như sau:

- CIS — $20 / ngày / 1 người
- Asia — $20 / ngày / 1 người
- Europe — $40 / ngày / 1 người
- USA — $50 / ngày / 1 người

Phí vận chuyển thường được tách riêng ra khỏi trợ cấp hàng ngày. Nó khoảng 30$ một ngày cho cả đội, không tính đến khu vực nào.

Trợ cấp hàng ngày được tính bằng công thức: Sum (tổng) * số người (6) * số ngày di chuyển. Ngày di chuyển bao gồm cả những ngày trong giải đáu cộng thời gian đi lại và cả những team đến trước sự kiện 1-2 ngày.

Nếu có 1-2 ngày thi đấu ở Mỹ thì sẽ cần 6 ngày để di chuyển. Nhung tôi làm tròn 50$ một ngày cho 6 người và ra được kết quả là 1800$

Đây là bảng thống kê chi tiết tại đây

Kinh phí cho bootcamps

Không có gì xa lạ khi team của bạn bootcamps vài tuần trước một giải đấu quan trọng cả. Bài viết này nói về 3 câu lạc bộ từ CIS vì thế chúng ta sẽ giả thiết rằng tất cả các team khác cũng giống họ. Tôi lựa chọn Kiev là thành phố tiện lợi nhất để di chuyển cũng như có giá cả tối ưu nhất. Một vài điều quan trọng cũng cần phải lưu ý.

Cả Na`vi và VP đều có khu chơi game riêng – Họ không cần phải thuê căn hộ hay trang thiết bị. Vì thế kinh phí Bootcamp sẽ là những trợ cấp hằng ngày và chi phí vận chuyển cho người chơi đến Kiev và về nhà.

Emp thì không có gaming house vì thế họ phải trả tiền thuê nhà và thiết bị còn cao hơn cả kinh phí vận chuyển.

Hãy giả thiết rằng tất cả các team bootcamp một lần một quý: 3 lần 10 ngày và một lần trước The International là 14 ngày. Tất nhiên có thể sẽ có nhiều lần bootcamp hơn nưa, họ có thể tăng thời gian tập hoặc tổ chức ở quốc gia khác. Vì thế để đơn giản hóa tính toán, cứ cho rằng tất cả cá tem đó sẽ chi trả mọi phí tổn ở 50% trường hợp (bao gồm phí nhà cửa và thiết bị…) và 50% còn lại họ sẽ tiết kiệm và sử dụng chính những tài nguyên có sẵn của CLB.

Từ đó ta có những chi phí sau

- Trợ cấp hàng ngày cho 5 người chơi (Không bao gồm quản lý coi như anh ta không có mặt trong lúc bootcamp) – 20$/ngày
- Thuê căn hộ cho 5 người: 75$/ ngày. Căn hộ thường được thuê một ngày trước ngày bootcamp vì thế ví dụ bạn có 10 ngày bootcamp thì bạn phải thuê nó 11 ngày.
- Nhà “xịn” với 5 người ở và phòng luyện tập cùng đường truyền tốt: 350$/ngày.
- Trang thiết bị, dọn dẹp, tu sửa nhà…. 100$/ngày. Một luật chung được áp dụng – mọi trang thiết bị được thuê ít nhất một ngày trước buổi bootcamp.
- Di chuyển và chi phí khẩn cấp khác: 25$/ngày.
- Giá máy bay: Từ 387-582$ mỗi team từ 22 tháng 6 đến 7 tháng 7.

Tôi cũng phải thêm những chuyến bay nội địa vào danh sách chi phí. Sẽ áp dụng luật 50/50: Giả định thỉnh thoảng những người chơi ở Lviv và Kharkiv sẽ đến Kiev bằng tàu và thỉnh thoảng bằng máy bay. Vì thế không thể bao gồm tất cả các chuyến bay nội địa vào chi phí giải được. Nhưng tôi sẽ thêm chúng vào kinh phí bootcamp. 50/50 là chấp nhận được. Bạn cũng có thể thấy tính toàn của tôi ở link trên

Tiền lương

Tôi không có thông tin cụ tể về tiền lương thực sự của một người chơi pro DOTA khu vực CIS, nhưng dựa vào một số đề cập thông qua các bài phỏng vấn và lấy từ xu hướng kinh tế những tài khoản e-sport hiện đại, tôi đưa ra những mức sau:

- Khả năng 1: Người chơi – 3000$/tháng – Quản lý 1300$/tháng
- Khả năng 2: Người chơi – 2000$/tháng – Quản lý 800$/tháng
- Khả năng 3: Người chơi – 1500$/tháng – Quản lý 600$/tháng

Tổng thu nhập của các thành viên sẽ như sau

Tính toán tổng thu nhập của CLB:

Vậy đây là cái chúng ta tìm ra sau tất cả những tinh toán trên:
Thu nhập từ “hoa hồng” các giải đấu: 26,648$ đến 147,608$
Chi phí vận chuyển và Bootcamp là: 55,584$ (36,371 cho vận chuyển, 19,213$ cho Bootcamp)
Chi phí cho lương của team: 97,200$ đến 195,600$

Giờ hãy tính toán tổng cộng số tiền mà mỗi tổ chức nhận được nếu họ nhận được 10% / 20% / 30% hoa hồng và mức lương theo ba khả năng đã nêu trên. Bảng tính toán đày đủ các bạn có thể xem ở bảng dưới.

 

Tổng kết:

Theo như bảng tổng kết cuối cùng phía trên, cho dù với hoa hồng cao nhất và với mức lương tối thiểu, không có một tổ chức nào có thể sinh lời từ việc chỉ phụ thuộc vào thành tích thi đấu giải của họ cả. Để bổ sung thêm, có một vài nhân tố mà chúng ta đã bỏ qua sau đây:

Thuế: Các quốc gia khác nhau có chính sách thuế khác nhau, thỉnh thoảng bạn cần phải trả thuế gấp đôi nếu 2 nước không có hiệp ước chống đánh thuế 2 lần; khấu hao từ ngân hàng, giải đấu > CLB > tài khoản ngân hàng của người chơi, lương cho luật sư, quản lý, các “tay to” (Dịch từ Force Majeur theo tiếng Pháp nghĩa là lực lượng cấp cao).

Nó làm tổng chi phí cho các CLB thậm chí còn lớn hơn nữa. Như tôi đã nói, bài viết này không thể chỉ hết được con số thật sự chứng minh thấy mô hình doanh thu/chi phí của các CLB. Bạn có thể dùng nó để áp dụng cho các team khác, bao gồm cả những team đã thắng TI, thêm vào nhiều thông số mà bạn muốn.

Tất nhiên rằng tiền thưởng của giải đấu không và không bao giờ là nguồn thu nhập chính của các tổ chức esport cả. Tất cả chi phí phần lớn được chi trả bởi nhà tài trợ, các doanh nghiệp bán hàng ăn theo, từ youtube và twitch, những fan trung thành…. Nếu không thì sẽ không một tổ chức nào có thể tồn tài qua ngần ấy năm.

Rõ ràng nếu bạn luôn duy trì đỉnh cao, chiến thắng tất cả các giải đấu chính, các team có thể rời clb và chi trả mọi chi phí bằng sức của họ. Họ sẽ đặt cược bản thân vào nguy hiểm, khi mà không thể chiến thắng đủ số tiền giải. CLB ở đây để duy trì họ cũng như cung cấp cho họ những thu nhập tài chính ổn định. Tôi cho rằng bạn không thắc mặc về sự quan trọng của nó với phần lớn mọi người.