10 team DOTA khủng khiếp nhất mọi thời đại (Phần 1)

zhimzhim  - Theo Trí Thức Trẻ | 05/04/2015 02:46 PM

Cùng điểm lại những đội hình team DOTA 2 được đánh giá là khủng nhất từ trước tới nay.

1. Team OrangeESport DreamTeam

- Line up: Mushi + Yamateh + Winter + Xtinct + Ice

http://i1.2pcdn.com/node14/image/article/201410/12/20141012220944a0dwxbop5twd60aq.jpg

Nếu là một người hâm mộ của StarBoba từ thời DOTA 1, chắc hẳn chúng ta không thể quên được những trận El-classico giữa SB, niềm tự hào của DOTA Việt Nam một thời và team OrangeEsport, top team của khu vực SEA lúc bấy giờ với những đại diện tiêu biểu là Yamateh, Mushi. Mỗi trận đấu như là một bữa tiệc dành cho người hâm mộ. Cùng với MUFC, SB, cũng như team DOTA Singapore của hyhy và Iceiceice, OrangeEsport như một tứ trụ trong nền DOTA khu vực Đông Nam Á lúc bấy giờ.

Cùng với OrangeEsport, Mushi, Yamateh và những thành viên còn lại đã bắt đầu viết nên những chương đầu tiên trong sự nghiệp huyền thoại của mình. Nhắc tới Yamateh và Mushi, hẳn tới giờ nhiều người vẫn còn cảm thấy tiếc khi cặp đôi bá đạo một thời này không có duyên gắn bó lâu dài.

Tham gia The International 2012, Orange của Yamateh và Mushi rơi xuống nhánh thua sau thất bại trước một LGD hùng mạnh với tỷ số chóng vánh 2-0. Và tại nhánh thua, cũng là 1 team đến từ Trung Quốc, Ehome.cn đã chính thức loại Orange khỏi giải đấu với bộ đôi Tiny-Io quá mạnh. Orange ngậm ngùi ra về ở vị trí thứ 7 cùng với 25000$ tiền thưởng.

Cuối năm 2012, đã có rất nhiều tin đồn về những mâu thuẫn giữa Mushi và Yamateh. Quyết định được đưa ra rất nhanh sau đó khi Yamateh rời team cùng với Winter và Ice. Orange nhanh chóng bổ sung Ohaiyo, kYxY và Net, để tiếp tục thi đấu cùng với những cựu binh Mushi và Xtinct. Thời điểm đó đã đánh dấu sự kết thúc của một Orange với bộ đôi huyền thoại Yamateh và Mushi nhưng lại mở ra một khởi đầu mới của hiện tượng Orange làm mưa làm gió ở TI3 sau đó.

2. LGD.cn

- Line up: Chuan + ZSMJ + YYF + 830 + CH

http://img0.pcgames.com.cn/pcgames/1210/30/2671599_1309414654369lnizngrgq8_thumb.jpg

Chỉ riêng cái tên LGD đã là một thương hiệu không lẫn vào đâu được trong làng thể thao điện tử. Và team DOTA LGD.cn một thời chính là biểu tượng của đế chế vững mạnh đấy khi từng hủy diệt tất cả chướng ngại vật cản đường họ. Sở hữu một đội hình siêu sao khi mọi vị trí đều là những player kiệt xuất của DOTA Trung Quốc cũng như khu vực.

Một ZSMJ đi vào huyền thoại như một trong những carrier vĩ đại nhất trong lịch sử DOTA thế giới với thói quen 6 phút 1 item, Chuan béo - mid player đầy tài năng của Malaysia, cùng với sự lão luyện, kinh nghiệm của YYF hợp với bộ đôi 830, CH, LGD thời điểm bấy giờ như một cơn bão cuốn phăng mọi đối thủ trong mọi trận đấu của họ mà đỉnh điểm chính là chức vô địch G-League ngay mùa đầu tiên của giải đấu vào năm 2011.

Thế nhưng, bất ngờ đã xảy ra khi vào tháng 8 năm 2011, LGD gần như tan rã khi chỉ còn lại mỗi ZSMJ, 4 thành viên còn lại quyết định từ bỏ LGD và gia nhập Invictus Gaming, một thế lực mới nổi ở thời điểm đó với những đãi ngộ rất hấp dẫn. ZSMJ chọn giải pháp ở lại và thành lập một team mới vẫn với tag LGD nhưng thời điểm đó cũng đã đánh dấu sự kết thúc một chu kỳ thành công của một LGD huyền thoại lúc bấy giờ.

3. Ehome.cn

- Line up: 357 + Burning + 820 + KingJ + Dai

http://www.gosugamers.net/dota/images/DotA/ehg.jpg

Huyền thoại của những huyền thoại, ông vua của DOTA thời bấy giờ. Không còn mỹ từ gì là chưa được dùng để miêu tả sự thống trị của Ehome.cn thời điểm đó. Một Burning farm cháy máy như tên gọi của anh và luôn giữ được phong độ đỉnh cao cho đến tận ngày hôm nay, cái đầu tinh quái trong ban pick cũng như thương hiệu Vengenful Spirit của 820 là điều không ai dám phủ nhận. Lion của Dai từng được coi là Lion hay nhất thế giới và điều tương tự với EarthShaker của 357.

Thành viên còn lại, KingJ cũng được đánh giá là top offlaner của Trung Quốc thời điểm bấy giờ. Nếu tách riêng, từng người đều là những cá nhân kiệt xuất ở vị trí của mình, kết hợp lại, họ tạo nên Ehome, team DOTA đã định nghĩa sự bá đạo độc tôn trong làng DOTA thế giới thời điểm ấy.

Và thời điểm đó cũng chính là lúc Ehome nâng tầm chiến thuật Turtle (nuôi rùa) phổ biến của người Trung Quốc lên một đỉnh cao và đạt đến mức gần như là không thể đánh bại. Đỉnh cao của chiến thuật này chính là game đấu 75’ với 5 Divine Rapier cùng tỷ số mạng 7:8 giữa Ehome và LGD của ZSMJ khi họ đã thống trị hoàn toàn game đấu ở early cũng như mid game nhưng vẫn cố đưa trận đấu về late game như một kịch bản quen thuộc của một series những chiến thắng trước đó.

Đi liền với chiến thuật nuôi rùa, là một loạt những thành tích cùng những kỷ lục của Ehome điển hình là chức vô địch ESWC 2010 với chuỗi thành tích 14 trận bất bại và đó là 10 chức vô địch trong 1 năm, điều mà đến bây giờ vẫn khó có team DOTA nào có thể lặp lại thành tích đó.

Thế nhưng đế chế nào rồi cũng tới lúc suy tàn, Ehome của những năm 2010-2011 cũng không phải là ngoại lệ. Và cũng là một kịch bản quen thuộc khi team DK xuất hiện và đưa ra một lời mời không thể cưỡng lại dành cho Burning và KingJ. Vẫn còn đó 820, 357… nhưng mất đi tới 2 mắt xích quan trọng là quá khó khăn để thay thế cũng như tìm lại đẳng cấp của Ehome ngày xưa. Đó cũng là sự kết thúc của một team huyền thoại, một trong những team được đánh giá là mạnh nhất, bá đạo nhất trong một giai đoạn của DOTA thế giới.

4. Kingsurf.MY

- Line up: Sakura, Yamateh ,Papaxiong, XiaoMA, XiaoGui

https://eswcmalaysia.files.wordpress.com/2008/08/dsc04959.jpg

Lại một team nữa gắn liền với tên tuổi của Yamateh, đến với DOTA từ năm 2005 nhưng tới năm 2007, Yamateh chính thức gia nhập Kingsurf cùng những người bạn như Sakura, Papaxiong và tham gia thi đấu chuyên nghiệp. Và ngay trong sự kiện lớn đầu tiên tham dự, tại giải đấu MYM Prime Defending#8, Kingsurf đã làm nên một bất ngờ khi đánh bại Sk Gaming của huyền thoại Loda, và không một ai ngờ rằng họ có thể lặp lại thành tích tương tự tại giải SMM ngay sau đó và sau khi về đích ở vị trí thứ 2 tại ESWC 2008.

Không ai còn coi Kingsurf là hiện tượng nữa mà thay vào đó là sự nể trọng cũng như có đánh giá hoàn toàn khác về sức mạnh của họ. Trong giai đoạn từ 2007-2009, Kingsurf luôn nằm trong top những đội DOTA mạnh nhất thế giới thời điểm bấy giờ.

Cũng như bao team DOTA khác, sau một thời gian gắn bó, đội trưởng cũng như thành viên sáng giá nhât, Yamateh nói lời chia tay đội để đi tìm những thách thức mới. Kingsurf cũng tan rã sau đó không lâu, kết thúc một hành trình huyền thoại ngắn ngủi.

5. DK

- Line up : MMY, Burning , Mushi , IceIceIce, Lanm

Dota 2: Hạ Newbee, DK giành chức vô địch CDEC Newstar

Được ví là một phiên bản của Ehome bất bại, với những siêu sao trong đội hình mà team DOTA nào cũng phải khao khát, DK đơn giản là quá mạnh và quá nguy hiểm so với phần còn lại của thế giới, và thật sự họ đã tạo ra một cảm giác vô cùng khó thở cho đối thủ khi vượt qua mọi trận đấu một cách ổn định, thể hiện phong thái bề trên như Ehome đã từng làm trong quá khứ.

Burning với phong độ không bao giờ suy giảm cũng như luôn đảm nhiệm vị trí chủ lực tuyệt vời trong team. Mushi-player mid số 1 thế giới đã từng khuất phục cả Dendi. Iceiceice, không bao giờ có thể phủ nhận tài năng cũng như độ quái bẩm sinh của anh chàng này, MMY và Lanm dù không có những pha xử lý thần thánh nhưng ở họ lại có một sự ổn định vô cùng cần thiết đối với DK. 5 người, 5 ngôi sao chưa bao giờ thi đấu cùng nhau nhưng lại đã quá quen mặt nhau ở các giải đấu lớn, và sự phối hợp của họ trong team chỉ có thể dùng một từ để miêu tả: HOÀN HẢO.

Vô địch WPC ACE DOTA 2 League 2013 sau khi thắng IG trong loạt bo7 nghẹt thở sau khi đã để thua trước 3-0 và lật kèo ngoạn mục 4-3 sau đó, DK chính thức đánh dấu giai đoạn liên tục thống trị các bảng xếp hạng cũng như các giải đấu của mình chính từ thời điểm đó.

Tiếp sau đó là 2 chức vô địch liên tiếp tại G-League cũng như tại StarLadder Season 9, và chỉ chịu về nhì sau khi thua sát nút EG tại trận chung kết The Summit với tỷ số 2-3, DK hừng hực khí thế bước vào Ti4 với tư cách là ứng cử viên hàng đầu cho ngôi vô địch.

Thế nhưng cũng giống như Ehome trong quá khứ, Burning và đồng bọn dường như không có duyên với những mùa chung kết thế giới. Tại đây, họ đã để thua Vici-Gaming, team DOTA sau đó đã lọt vào tới trận chung kết, và chấp nhận vị trí thứ 4 chung cuộc. Ti4 cũng là giải đấu cuối cùng của một DK huyền thoại khi Burning và Lanm chính thức giải nghệ (hiện nay cả 2 đều đã comeback trở lại đấu trường chuyên nghiệp), Mushi trở về Malaysia với những dự định riêng, iceiceice tiếp tục ở lại Trung Quốc tìm kiếm chân trời mới Vici-Gaming. Thật tiếc khi DK đã không thể có một cái kết trọn vẹn cho một team DOTA huyền thoại đã từng có một thời gian dài trên đỉnh của thế giới.

>> DOTA 2: Invictus Gaming – BurNIng là sự kết hợp hoàn hảo?