Đừng trách vì sao ít game thuần Việt, khi mà chính game thủ Việt vẫn chỉ thích kiếm hiệp và Tam Quốc

SendorGrimer  - Theo Helino | 06/04/2018 08:00 PM

Kim Dung Quần Hiệp Truyện
07/06/2017 NCB: Đang cập nhật NPH:

Game thuần Việt luôn là mơ ước của mọi Developer Việt, thế nhưng để sống được với ước mơ và đam mê đó, thực sự chưa bao giờ là dễ dàng.

Developer Việt chính là những người khao khát làm game thuần Việt nhất

Bước vào con đường làm game và sản xuất game, chẳng có Developer Việt nào mà không từng mơ ước biến những câu chuyện thú vị về lịch sử, điển tích, cổ tích, sử thi… nổi tiếng của Việt Nam trở thành trò chơi để giới thiệu với bạn bè quốc tế. Họ luôn mong muốn thể hiện được những dấu ấn cá nhân trong các sản phẩm mang tính biểu tượng cho cả quốc gia, dân tộc. Đó là niềm vinh dự không phải ai cũng có cơ hội đạt được.

Việc được đóng góp công sức vào một tựa game tái hiện lại lịch sử Việt Nam luôn là mơ ước của mọi Developer
Việc được đóng góp công sức vào một tựa game tái hiện lại lịch sử Việt Nam luôn là mơ ước của mọi Developer

Thế nhưng ước mơ đó rất hiếm khi có thể trở thành hiện thực, nhất là trong bối cảnh du nhập văn hóa cực kì mạnh mẽ những năm gần đây. Đặc biệt là Trung Quốc với hàng “tấn” bộ phim truyền hình, truyện tranh, sau đó là Manga/ Anime Nhật Bản, rồi phim Hàn Quốc, phim thần tượng Đài Loan… Trong khi đó nhiều dự án phim Việt về lịch sử, chiến tranh, sử thi… vẫn chỉ nằm trên giấy.

Một trong những tác phẩm về cổ tích Việt Nam được đánh giá cao thời gian vừa qua
Một trong những tác phẩm về cổ tích Việt Nam được đánh giá cao thời gian vừa qua

Điều đó góp phần khiến những đề tài thuần Việt trở nên mờ nhạt trong cộng đồng game thủ, đồng nghĩa với việc sẽ gặp nhiều rủi ro khi các Developer sản xuất game về những đề tài này. Và thực tế, đã không ít game thuần Việt gặp thất bại khi đưa yếu tố lịch sử Việt vào sản phẩm mà người viết không tiện nhắc tên ở đây.

Lựa chọn giữa việc chạy theo thị trường hoặc… chết đói

Có thể lấy ví dụ một số game Việt nổi tiếng hàng đầu hiện nay như Đại Minh Chủ, Mộng Võ Lâm, hay mới đây nhất là Kim Dung Quần Hiệp Truyện hiện đang có cộng đồng lớn bậc nhất Việt Nam. Tất cả những tựa game này đều có điểm chung là khai thác cốt truyện từ tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung, thay vì những câu chuyện cổ tích tại Việt Nam mà phần lớn giới trẻ ngày nay chẳng còn nhớ.


Kim Dung Quần Hiệp Truyện hiện đang là một trong những game kiếm hiệp thẻ tướng Việt đông người chơi nhất hiện nay

Kim Dung Quần Hiệp Truyện hiện đang là một trong những game kiếm hiệp thẻ tướng Việt đông người chơi nhất hiện nay

Việc game kiếm hiệp Trung Quốc đã từng phát hành ở Việt Nam hơn 10 năm đến nay và hiện tại vẫn đang chiếm thế độc tôn là không thể phủ nhận. Những Developer sản xuất game phải cân nhắc giữa việc chạy theo thị trường để có doanh thu duy trì doanh nghiệp, trả lương cho nhân viên, hay “làm vì đam mê”, đánh cược tất cả vào một sản phẩm mà chẳng biết được sản xuất ra có ai chơi hay không.

Đã từng có nhiều Developer Việt chạy theo đam mê, và cái giá phải trả không hề rẻ chút nào
Đã từng có nhiều Developer Việt chạy theo đam mê, và cái giá phải trả không hề rẻ chút nào

Chắc chắn là phần lớn doanh nghiệp game sẽ chọn phương án an toàn, sản xuất game dựa theo thị hiếu của game thủ để có kinh phí duy trì đội ngũ. Và khi nào các sản phẩm từ Trung Quốc vẫn còn được ưa chuộng tại Việt Nam, thì khi đó ước mơ làm game thuần Việt vẫn còn rất xa vời.

Muốn game thuần Việt nhiều lên, hãy thay đổi cách tiếp cận văn hóa lịch sử và ý thức game thủ

Có một thực tế là lịch sử và những câu chuyện cổ tích, sử thi Việt Nam rất đặc sắc và cuốn hút, tuy nhiên lại không nhận được sự đầu tư đúng mức để có thể phát triển thành những tác phẩm nổi tiếng được công chúng đón nhận. Điều này là sự lãng phí tài nguyên văn hóa cực kì đáng tiếc đã và đang diễn ra nhiều năm qua.

Việt Nam có những điển tích lịch sử đáng kinh ngạc có thể phát triển thành tác phẩm nghệ thuật đại chúng
Việt Nam có những điển tích lịch sử đáng kinh ngạc có thể phát triển thành tác phẩm nghệ thuật đại chúng

Muốn thay đổi điều đó, chắc chắn là phải có sự đầu tư mạnh mẽ phát triển những dự án phổ biến, đề cao văn hóa Việt như phim ảnh, truyện tranh... Đồng thời game thủ Việt cũng dần có những thói quen chơi và ủng hộ game Việt, như những gì người Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc đã từng làm để phát triển ngành sản xuất game trong nước, trở thành những thị trường mạnh nhất thế giới như bây giờ.

Thay vì chạy theo các sản phẩm ngoại, người Nhật, Hàn luôn ưu tiên dùng hàng nội địa trước để phát triển sản phẩm nội địa
Thay vì chạy theo các sản phẩm ngoại, người Nhật, Hàn luôn ưu tiên dùng hàng nội địa trước để phát triển sản phẩm nội địa

Trong một tương lai nào đó, rõ ràng câu chuyện sử thi về Đăm San cũng hay ho không kém gì… Tây Du Ký, hay chúng ta biết đâu một ngày nào đó sẽ được chứng kiến Thạch Sanh “đại náo” Phong Thần Bảng một cách đầy mới mẻ trong các tác phẩm của những Developer trẻ và tài năng.

Tạm kết

Cảm hứng đề người viết chia sẻ những câu chuyện này đến từ một buổi sáng tại sự kiện VIBA Show khi tham quan gian hàng của NPH SohaGame – gian hàng về game duy nhất tại triễn lãm quốc tế này. Một người khách sau khi trải nghiệm Mộng Võ Lâm, đã hỏi về game thuần Việt và gặng hỏi bao giờ SohaGame làm những sản phẩm hay như vậy.

Game Việt Nam vẫn còn chặng được rất gian nan phía trước để phát triển mạnh và cạnh tranh sòng phẳng với game Trung Quốc ngay trên sân nhà
Game Việt Nam vẫn còn chặng được rất gian nan phía trước để phát triển mạnh và cạnh tranh sòng phẳng với game Trung Quốc ngay trên sân nhà

Đó là sự háo hức đã rất lâu mới lại thấy của game thủ khi nghe đến game Việt. Rõ ràng, đâu đó vẫn còn nhưng hi vọng để các Developer tin tưởng vào tương lai làm game thuần Việt cho chính người Việt.