DOTA 2 Talent Guide: Weaver Support hay Carry, theo bạn hướng nào được đánh giá cao hơn?

zhimzhim  - Theo Trí Thức Trẻ | 08/03/2017 03:44 PM

Weaver là một trong số những hero có thể đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau trong DOTA 2.

Cho dù là một roamer, pusher, “cò quay” trong combat như một tanker, thậm chí có thể thay đổi từ một hard carry thành một hard support. Weaver luôn là một pick cực kỳ mạnh mẽ và linh hoạt, hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về hero này qua bài viết dưới đây.

Tổng quan một cách cơ bản

Weaver chủ yếu được chơi ở vị trí Offlane (với 57, 73% trong các game đấu Rank của tháng vừa rồi), Weaver là một hero có thể gây ra một lượng sát thương vật lý lớn và thường được chở thành một carry vào cuối game. Sức mạnh lớn nhất của Weaver đến từ sự cơ động của mình, điều này cũng giúp cho Weaver có thể chơi như một support hỗ trợ cho team từ phía ngoài combat (tương tự như Dazzle) khiến cho Weaver trở nên không thể xem thường.

Với một lượng máu cơ bản vô cùng thấp, Weaver có thể dễ dàng bị lên bảng đém số nếu bị bắt trong combat, nhưng điều này có thể được khắc phục với một vài những item giúp tăng khả năng chạy trốn và sống sót. Weaver cũng rất phù hợp với chiến thuật đẩy lẻ cũng như combat từ sớm. Chỉ với item như Desolator, Weaver có thể dễ dàng rỉa máu trụ một cách nhanh chóng, sau đó di chuyển một cách vô cùng linh hoạt giữa các lane với kỹ năng tàng hình của mình. Và ngay cả khi bị gank, Weaver có thể sử dụng kỹ năng Ultimate Time Lapse và chạy trốn an toàn trong phần lớn các trường hợp.

Hướng nâng skill

Một điều chắc chắn và vô cùng dễ hiểu, kỹ năng đem lại khả năng chạy trốn cũng như truy đuổi làm lên thương hiệu của Weaver, cũng như kỹ năng mang đến lượng sát thương lớn nhất cho Weaver vào thời điểm đầu game là Shukuchi sẽ luôn được ưu tiên max đầu tiên. Cho dù bạn có đi safelane hay offlane chăng nữa, với việc giảm thời gian hồi skill và tăng lượng sát thương, Weaver có thể làm chủ được lane và tối đa hóa lượng farm của mình.

Sau đó tùy vào lối chơi và tình hình trận đấu mà ta có thể lựa chọn max kỹ năng nào tiếp theo. Kỹ năng Geminate Attack giúp cho việc harass cũng như last hit creep và push trụ ở lane, trong khi kỹ năng The Swarm sẽ giúp cho tầm nhìn của đối thù thường xuyên hơn với việc giảm thời gian hồi skill. Đồng thời làm giảm lượng giáp của mục tiêu xuống một cách nhanh chóng ( -1 giáp mỗi 0.8 giây, liên tục trong 16 giây).

Những item khuyên dùng

Sự lựa chọn item cho Weaver ở thời điểm đầu và giữa game nhìn chung là giống nhau trong hầu hết các tình huống. Với một đường build talent theo hướng tank hơn, có thể cân nhắc lên Urn of Shadows giúp có thêm một nguồn regen hữu dụng, đồng thời giúp dứt điểm những kẻ địch còn ít máu. Không chỉ vậy, item này còn đem lại 6 strength (120 máu) và 50% mana regen, nó luôn hữu ích cho những hero cần cả máu lẫn regen mana như Weaver.

Dragon Lance, sau này có thể nâng cấp lên thành Hurricane Pike. Một item có thể nói là không chỉ đặc biết hữu dụng với Weaver mà còn phù hợp với hầu như mọi carry đánh xa. Nó đem lại một lượng chỉ số tương đối cao so với giá thành, đồng thời cải thiện đáng kể tầm đánh cho Weaver. Không chỉ vậy, Hurricane Pike còn đem lại cho Weaver thêm một khả năng chạy chốn, nâng cao tính cơ động cho một hero vốn đã vô cùng cơ động này.

Ring of Aquila và Magic Wand là hai item gần như không thể thiếu cho Weaver thời điểm đầu game, chúng mang lại một lượng chỉ số tốt cùng với khả năng hồi phục vô cùng cần thiết cho Weaver. Giày là một item có thể cân nhắc lên hoặc không đối với Weaver, do hero này vốn đã có thể chạy với tốc độ tối đa bằng kỹ năng Shukuchi, tuy nhiên nếu muốn có thêm một chút tốc độ đánh và chỉ số với một giá tiền rẻ thì Power Treads không phải là một lựa chọn tồi. Blight Stone, viên đá nhỏ bé này có thể được coi là core item của Weaver ở thời ddierm đầu game, giúp cho Weaver có thể farrm và harass một cách hiệu quả, ngoài ra còn dùng để ghép thành item Deso sau này.

Về late game, Weaver cần có những item đem lại nhiều sát thương để có thể tận dụng được tốt nhất kỹ năng Geminate Attack (gia tăng gấp đôi phát đánh của Weaver lên một mục tiêu mỗi 3 giây) của mình như Daedalus, Monkey King Bar hay Bloodthorn. Ngoài ra, nên cân nhắc giữa Linken’s Sphere và Black King Bar, tùy vào đội hình của đối phương mà BKB có thể sẽ hữu dụng hơn nhiều so với Linken.

Weaver support hay Weaver carry?

Như chúng ta dã thấy trong thời gian gần đây, vị trí support 4 đã chỉ ra được sức mạnh của Aghanim’s Scepter đối với Weaver. Với việc giảm thời gian hồi chiêu từ 40 giây ở cấp độ max xuống còn 16 giây ở mọi level và cho phép kỹ năng này có thể sử dụng lên đồng đội, Weaver giờ đây trở thành một counter hoàn hảo chống lại những đội hình nuke damage khủng. Tác dụng của nó có thể thay đổi hoàn toàn cục diện của một combat với thời gian giữa mỗi lần sử dụng chỉ 16 giây.

Hệ thống Talent tree

• Level 10. +30 Shukuchi Damage hay +6 Strength

Cả hai đều rất hữu dụng với Weaver. Shukuchi là kỹ năng sử dụng nhiều nhất, tăng lượng Damage đồng nghĩa với viếc tăng lwowjgn sát thương gây ra trong combat, đồng thời cũng tăng tốc độ farm của Weaver. Bên cạnh đó, Weaver là một hero có lượng máu cơ bản vô cùng thấp, việc +6 strength (tương đương 120 máu) là cần thiết nếu bạn phải đối đầu với một đội hình nhiều nuker.

• Level 15. +7 tất cả chỉ số hay +25 damage

Do kỹ năng Germinate Attack sẽ gia tăng gấp đôi đòn đánh lên một mục tiêu mỗi 3 giây, vè cơ bản thì mọi damage cộng thêm cho Weaver đều có một giá trị cao hơn so với những hero khác. Tuy nhiên, +7 tất cả chỉ số sẽ đồng thời cải thiện lượng máu và mana, đồng thời cho Weaver thêm một chút giáp và sát thương gây ra, khắc phục phần nào điểm yếu lúc đầu game là chỉ số cơ bản thấp.

• Level 20. +15 agility hay +200 máu

Một lần nữa lại là sự lựa chọn giữa lượng sát thương gây ra và lượng máu, một lần nữa bạn cần cân nhắc dựa vào tình hình trận đấu. Nếu kẻ địch có đủ khả năng để vô hiệu hóa và kết liễu bạn nhanh chóng thì 200 máu là vô cùng cần thiết, nó sẽ câu giờ cho bạn thêm một chút thời gian để kịp sử dụng ultimate của mình. Bên cạnh đó 15 agilily không chỉ cho bạn thêm một ít damage và tốc độ đánh mà còn cho bạn thêm một chút giáp, cần lưu ý khi kẻ địch có lượng sát thương chính đến từ damage vật lý.

• Level 25. +200 tốc độ di chuyển của Shukuchi hay +25% kháng phép.

Có lẽ đây là sự lựa chọn rõ ràng nhất trong những Talent, tốc độ di chuyển của Shukuchi chính là thương hiệu của Weaver. Với 700 tốc độ chạy khi sử dụng Shukuchi, gần như không một hero nào có thể đuổi kịp hay chạy thoát khỏi Weaver, khiến cho Weaver như ở mọi nơi trong combat. Ta chỉ cân nhắc đến trường hợp lấy 25% kháng phép khi mà team địch có quá nhiều những hero sử dụng sát thương phép. Nhưng kể cả trong trường hợp đó, +25% kháng phép cũng không phải là lựa chọn tốt nhất, khi mà ta nhất định có thể lên những item tăng sức chịu đựng thay vì bỏ phí lượng tốc độ vô địch của mình.

Điểm yếu của Weaver và Kết luận

Weaver cần luôn cẩn trọng khi phải đối đầu với những hero có skill silence. Những kỹ năng silence thường có thời gian lâu hơn stun, sẽ làm Weaver mất đi sự cơ động của mình và có thể dễ dàng bị forcus. Bên cạnh đó đương nhiên cũng phải hết sức cảnh giác với những items có khả năng vô hiệu hóa chuyển động như Rod of Atos, Orchid Malevolence hay Scythe of Vyse.

Weaver thật sự là một hero vô cùng cơ động, trong cả lối chơi lẫn vai trò của mình. Nếu được cầm một cách cẩn thận hay gặp được một đội hình đối thủ với it những skill khống chế, Weaver thật sự có thể trở lên bất tử và trở thành một cơn ác mộng với kẻ địch.