DOTA 2: Riki và những lý do Kuroky sử dụng hero này đoạt lấy chức vô địch Epicenter

Soái ca đu đủ  - Theo Trí Thức Trẻ | 22/05/2016 10:52 AM

Từ trước đến nay, Riki vốn luôn nổi tiếng là một hero DOTA 2 thuộc hàng pub-star, khi vị tướng này cực kỳ hiếm khi được các đội tuyển sử dụng trong đấu trường chuyên nghiệp.

Nhưng khi mà Bounty Hunter, người đồng nghiệp có nhiều nét tương đồng đang dần dần ít được quan tâm hơn, cũng như việc bị tập trung ban nhiều ở các giải đấu gần đây thì Riki, đang nổi lên như một trong những support nổi bật trong phiên bản DOTA 2 này. Không phải ngẫu nhiên mà Team Liquid, hay cá nhân Kuroky dám mang vị tướng này vào một trận đấu cực kỳ quan trọng và có ý nghĩa quyết định như tại chung kết Epicenter vừa rồi.

Trong một thời gian dài, hầu hết người chơi DOTA 2 đều có chung cách nhìn nhận về Riki, khi đa số cho rằng đây là một trong những carry có thể snowball đội hình đối thủ nhờ những tình huống solo kill đầy hiệu quả, và rất khó để ngăn chặn, đặc biệt là trong những trận đấu pub, nơi mà Sentry vs Dust dường như không thật sự quá quan trọng và được sử dụng đúng cách.

Thế nhưng, theo thời gian và các bản update, Riki dần dần đã trở nên mềm mại, hiền lành và mang xu hướng hỗ trợ nhiều hơn, khi vị tướng này có khả năng mang lại tầm nhìn, cũng như sở hữu sức mạnh tương đối ổn ở đầu game với những item phù hợp, chất lượng mà có giá thành rẻ.

Bản cập nhật Rekindling Soul (6.82, tháng 9 2014) đã đánh dấu một bước lớn trong sự phát triển về mặt lối chơi của Riki. Kỹ năng Invisibility đã không còn là ultimate như trước, mà đổi xuống như một skill bình thường. Việc thêm HP regen từ skill này cũng khiến khả năng hồi phục và sống sót của Riki được cải thiện.

Để rồi ở phiên bản 6.86, và Valve lại tiếp tục chứng tỏ sự quan tâm của mình tới hero này. Invisibility và Backstarb được nhập thành một, và Riki có thêm một ultimate hoàn toàn mới. Tuy nhiên, những thay đổi này cũng phát sinh thêm nhiều vấn đề, khi lượng regen giảm khiến Riki khó lòng trụ được ở vị trí offlane, còn chơi ở safe land như một hard carry thì đây vốn không phải là một vị tướng đủ mạnh.

Thế nên, định nghĩa mới cho Riki ở vị trí support đã và đang dần dần được các đội tuyển thử nghiệm cũng như ứng dụng. Khả năng tàng hình vĩnh viễn ngay từ cấp độ đầu của Riki cho phép hero này có thể roaming, mang lại lượng lớn tầm nhìn cũng như giống với Bounty Hunter, phá vỡ giai đoạn đi lane của đối thủ. Chưa kể, sức ép vô hình mà Riki gây ra sẽ buộc kẻ địch phải tốn thêm nhiều gold cho các item như Sentry hay Dust. Cộng với 25% làm chậm đối thủ trong Smoke Screen, Riki còn là một counter cứng của những vị tướng bay nhảy, khó bắt như Puck hay Faceless Void.

Tuy nhiên, nếu như Bounty Hunter mang thiên hướng hỗ trợ với khả năng cung cấp sight và gold cho đồng đội nhờ Track thì hầu hết người chơi Riki, dù là ở vị trí support cũng hoàn toàn có thể coi đây là một core hero thứ 4, với DPS cực ổn từ những pha đánh sau của mình. Giờ đây, ở giai đoạn đầu game, chỉ với những món đồ giá rẻ như Orb of Vernom hay Blight Stone đã là quá đủ để Riki có thể thoải mái tung hoành.

Boots of Speed và đặc biệt là Wind Lace cũng là những món đồ không thể thiếu, để cải thiện tốc độ di chuyển có phần chậm chạp ở đầu game của Riki, giúp hero này tiếp cận đối thủ và đủ tầm sử dụng Blink Strike. Để rồi ở mid game, Blight Stone có thể nâng cấp thành Medallion of Courage, cũng như build thêm những item mang thiên hướng hỗ trợ như Drum hay Ring of Aquilla.

Team AF, một trong những đội tuyển đã từng sử dụng Riki thậm chí còn khá sáng tạo khi lên Armlet cho Riki. Lượng máu, stat cùng giáp mà item này mang lại sẽ giúp Riki cải thiện đáng kể khả năng tank và sống sót, dù vẫn biết Diffusal Blade sớm sẽ mang lại nhiều khác biệt hơn cho Riki, nhưng không ai đảm bảo nó có thể hiệu quả trong mọi trường hợp.

Ở vị trí support thì Vladimir’s Offerring cũng không phải là một lựa chọn tồi cho Riki. Khi bước vào late game thì tùy tình hình, Riki có thể build như một core thứ 4, hoặc lên các item xu hướng hỗ trợ cao như Lotus Orb, Linken.

Được dự đoán sẽ trở thành một phiên bản khác của Bounty Hunter tại đấu trường chuyên nghiệp, Riki đã và đang dần khẳng định mình qua mỗi lần xuất hiện. Đây có thể là một pick counter mạnh vào những jungler đang nổi lên gần đây như Enchantress, Chen hay Engima, cũng có thể là cơn ác mộng với những mid hero mỏng manh của đối thủ tiêu biểu như Puck, Invoker.

Nếu muốn sở hữu một early game mạnh mẽ và đè bẹp mọi đường của đối thủ, trong trường hợp Bounty Hunter đã bị ban, hãy nghĩ đến Riki như một lựa chọn mới lạ nhưng đầy tính hiệu quả. Có thể vẫn chưa thật sự hiệu quả và mang lại nhiều tác dụng như Bounty Hunter ở phiên bản hiện tại, nhưng chỉ cần meta game có đôi chút thay đổi, sẽ là không lạ khi Riki sớm trở nên phổ biến tại đấu trường chuyên nghiệp.