DOTA 2: Những món đồ tuy rẻ nhưng không chỉ siêu khỏe ở mid game mà còn cực lợi hại về late game

Chidotoji  - Theo Trí Thức Trẻ | 18/10/2016 04:19 PM

Hãy cùng đến với một vài món đồ có thể lên từ mid game nhưng vẫn giữ nguyên giá trị sử dụng cho tới tận late game trong DOTA 2.

Không có gì tuyệt vời hơn khi sở hữu những món đồ lớn ở thời điểm late game, ví dụ như Sven với Daedalus hay Spectre với Radiance và Manta Style. Đành rằng những món đồ này sẽ mang lại sức mạnh bá đạo cho các vị tướng trên, nhưng với giá thành quá đắt đỏ cùng với việc tốn nhiều công đoạn để hợp, sẽ là không thực tế nếu rush sớm những item như trên. Sau đây là một vài món đồ có thể lên từ mid game nhưng vẫn giữ nguyên giá trị sử dụng cho tới tận late game trong DOTA 2.

Vanguard

Với khả năng block 32 damage vật lý nếu được trang bị cho melee hero (với ranged là 16), đồng thời bổ sung 250 máu tối đa và 8 HP regen, Vanguard rõ ràng là món đồ mang tính chất phòng thủ tuyệt vời ở giai đoạn đầu game. Đây có thể coi là lựa chọn mang tính phổ thông dành cho các hero tanker, hoặc một số carry đặc biệt.

Việc lên từ Stout Shield, Ring of Health cùng Vitality Booster cũng khiến Vanguard dễ hợp thành hơn, khi hai item đầu tiên có trong Side Shop, và chỉ duy nhất Vitality Booster là bán trong Secret Shop. Chưa kể, ở giai đoạn sau, Vanguard còn có thể hợp thành Abyssal Blade cho các hard carry, điển hình như Anti Mage hay Specrtre. Hoặc đó cũng có thể là Crimson Guard cho các tanker hạng nặng như Bristleback, Axe, Centaur….

Helm of the Dominator

HoD thường được biết đến như một item hỗ trợ farm nhiều hơn, khi nó mang lại tới 15% khả năng hút máu cùng việc có thể active để thu phục một unit bất kỳ. Dù bonus thêm 20 damage, 5 armor và 3 HP regen, thế nhưng HoD vẫn chỉ thật sự nổi bật ở hai tính năng chính: cung cấp khả năng hồi phục cho hero và active thu phục creep.

Lý do thứ hai mang xu hướng quan trọng hơn, khi những hero như Sven có thể sử dụng unit vừa thu phục nhờ HoD để tiến hành stack những bãi Anciet thay vì hô hào đồng đội hoặc bỏ thời gian vào stack. Tính sơ sơ thì một bãi Ancient có giá trị khoảng 234 gold, và một stack 5 có thể mang lại cho bạn hơn 1000 gold chỉ sau vài lần stack. Chưa kể, việc lên từ Helm of Iron Will và Mask Morbid, hai item đều được bán ở side shop cũng khiến HoD dễ dàng hợp thành. Ở late game, HoD hoàn toàn có thể được nâng cấp thành Santanic, tùy theo cách lên đồ của người chơi.

Những hero thường lên HoD có thể kể tới như Drow Ranger, PA, Huskar – những vị tướng cần khả năng hút máu để tồn tại. Còn với Sven và Luna, việc active HoD rất quan trọng trong khâu stack Ancient để farm dành cho chúng.

Battle Fury

Mặc dù có giá thành hơi cao, thế nhưng Battle Fury vẫn được coi là một trong những lựa chọn sáng suốt dành cho khá nhiều các hard carry. Đầu tiên là ở passive mà nó mang lại, khi mà item này giúp tướng bạn tăng tới 160% damage (125 cho các melee hero) lên các unit không phải hero địch. Bên cạnh đó, nó cũng tạo ra một hiệu ứng đánh lan, thứ có thể giúp các carry đẩy mạnh tốc độ farm cũng như push trong những hoàn cảnh nhất định.

Việc được tạo thành từ Ring of Health và Void Stone cũng mang lại lượng regen máu và mana kha khá, trong khi Claymore và Broadsword củng cố thêm lượng sát thương một cách đáng kể. Ngoại trừ Claymore thì các item để hợp thành Battle Fury đều có bán trong Side Shop – một thuận lợi đáng kể.

Ngoài ra, với việc hợp thành từ Quelling Blade, người chơi hoàn toàn có thể sử dụng Battle Fury như một công cụ để cắt cây hay phá ward trong những trường hợp cần thiết. Những hero như PA, Anti Mage, Juggernaut hay Ember Spirit hoàn toàn có thể bứt phá networth rất nhanh với tốc độ farm kinh khủng một khi đã sở hữu Battle Fury.

Maelstrom

Xét về một mặt nào đó, Maelstrom có cơ chế hoạt động không khác quá nhiều so với Battle Fury, khi nó cũng cải thiện tốc độ farm và khả năng đẩy lính cho các vị tướng khi trang bị. Nhưng item này không mang lại độ tin cậy cao, khi nó chỉ có 25% khả năng tạo ra các tia sét với 120 damage mỗi lần giật. Ngoài passive kể trên, Maelstrom còn mang lại 25 tốc độ đánh cũng như 24 damage vật lý, nhờ được hợp thành bởi Mithril Hammer và Gloves of Haste.

Ngoài những tác dụng kể trên, Maelstrom cũng có thể coi là một lựa chọn không tồi để chống chiến thuật push trụ bằng số đông như cách mà những Furion, Engima hay làm. Chưa kể, với lượng damage bonus được tính là magic, những item như Vanguard hay skill Kraken Shell của Tidehunter hoàn toàn không có tác dụng block. Ở giai đoạn late game, Maelstrom cũng có thể upgrade thành Mjollnir

Hầu hết người chơi đều chỉ lên Maelstrom cho một vài vị tướng nhất định, điển hình như Sniper, Drow Ranger, Medusa, Windranger hay Faceless Void. Đa số đều muốn tận dụng ưu thế là những hero đánh xa để có thể tận dụng tối đa lượng tốc độ đánh cũng như damage bonus từ những pha giật sét. Chưa kể, với những Sniper hay Drow Ranger được trang bị Maelstrom, sẽ rất khó để có thể push lên high ground của chúng, khi mà các turn creep thường sẽ bị clear chỉ trong một nốt nhạc.