DOTA 2: Nếu gặp phải những thể loại đồng đội này, không chỉ thua trận, bạn còn phải ôm một cục tức vào người nữa đấy!

Tiến Zeus  - Theo Helino | 18/04/2018 10:00 AM

Trong bất kỳ trường hợp nào, khi bắt đầu find game thì bất cứ ai cũng sẽ có một tâm trạng rất thoải mái và mong đợi trận đấu sắp tới. Nhưng tâm trạng đó đôi khi sẽ bị phá hủy bởi một số thành phần không thể nào ưa nổi trong DOTA 2. Không nói đến feeder, vì đó là do kỹ năng hoặc phong độ của họ. Nhưng còn thể loại đã feed mà còn toxic thì thật là đáng để report. Sau đây là những thể loại toxic trong DOTA 2 mà bạn có thể sẽ gặp phải trong một ngày không đẹp trời.

First pick carry và bắt đồng đội phải pick support

Đây có thể nói là thể loại đáng ghét nhất trong DOTA 2. Vì nó khiến đồng đội cảm thấy cực kỳ khó chịu ngay khi trận đấu chưa kịp bắt đầu. Còn gì ức chế hơn khi vừa vào khâu draft mà đã có một tên pick ngay hard core, và liên tục ping suggest những hero support. Nếu có ai đó pick support rồi thì thôi, còn nếu không ai pick support thì sau đó sẽ là những câu như: “wtf”, “noob team”, “gg team no sup”,…

Và tất nhiên hậu quả kéo theo là tinh thần cả team đều đi xuống kèm theo tỷ lệ win sẽ nằm ở đáy. Khi gặp trường hợp này, nếu có thể thì bạn hãy pick support vì “25mmr” và muted cái thằng (con) toxic đó ngay khi vừa vào trận.

“2 tango, 1 ward”

Vâng, đây là câu hay gặp nhất khi vừa vào game trong DOTA 2. Nó không có gì đáng trách nếu có thêm chữ “please” hoặc ít nhất là đừng có ping như chưa từng được ping vào support. Điều này sẽ gây ra sự khó chịu đối với support, vì một khi pick support là họ đã chịu thiệt thòi về gold mà còn bị một thằng ất ơ ở đâu “ra lệnh” như đúng rồi như vậy.

Những support biết điều họ sẽ tự động share tango và ward. Nếu không thì đợi team ăn bounty xong rồi tự mua 1 ward lên và cắm. Bản update này bounty đã chia đều cho cả team nên rằng đừng đặt nặng vào vấn đề “2 tango, 1 ward” nữa. Please!

Thích cầm core nhưng lane khó một tý là rage

Hầu hết những hero carry đều yếu ở early. Do đó, muốn đánh carry thì đầu tiên phải sở hữu một cái đầu lạnh. Nhịn không phải là nhục, nhịn là chờ nước đục thả câu. Tuy nhiên, vẫn có những thành phần không hiểu điều đó. Họ lúc nào cũng tâm niệm mình là carry, mình phải được chăm sóc một cách hoàn hảo, lane của mình lúc nào cũng phải thắng. Tất nhiên khi gặp support tốt, họ sẽ giúp control lane.

Nhưng nếu gặp những support tập sự, họ đánh không tốt dẫn đến lane đó bị thọt. Và điều gì đến cũng đến, những người không giữ được bình tĩnh sẽ bắt đầu blame không thương tiếc support của mình. Và trên hết, những người này liên tục rage sẽ làm phân tâm đồng đội. Và điều này làm cho trận đấu sẽ đi vào bế tắc.

Mặc dù thọt, nhưng bản thân là carry, tại sao không lạnh lùng đi farm bù mà lại rage lên rage xuống để thể hiện điều gì? Gặp những loại này, tốt nhất bạn cũng nên muted nó đi và cố gắng trấn an những người còn lại để níu kéo chút niềm tin chiến thắng cho chính mình.

Phá game “cho vui” ở rank

Đây là thành phần có lẽ là đáng nguyền rủa nhất! Không biết bao nhiêu report cho đủ để loại khỏi những thánh này ra khỏi Trái Đất. Chỉ cần bị chết 1, 2 mạng là bắt đầu mất bình tĩnh và blame mọi thứ. Kết thúc trận đấu với một chỉ số đáng khâm phục (0/20/0).

Và sau đó, tất nhiên là 4 reports và 5 commends. Đùa cho vui thôi chứ có khi 9 reports cũng nên. Nhưng đây lại là trường hợp bạn ít phải lo nhất, vì khi feed nhiều, cái mạng của hắn có giá trị chỉ hơn con creep một chút. Nhưng lại kéo cả team đối thủ tranh giành nhau để giết. Và việc phải làm của bạn là cố gắng farm bằng hết sức có thể và cầu trời cho team địch…throw. Quan trọng là phải bình tĩnh khi đối phó với những thành phần như thế này.

“Âm thầm bên em”

Xin nhấn mạnh một điều rằng DOTA 2 là game online, là một tựa game tương tác nhiều người chơi “Multiplayer”. Vậy mà nhiều người vì lý do nào đó cố tình không hiểu điều này. Họ vào game và không giao tiếp một câu nào. Không ai biết họ suy nghĩ điều gì và làm gì. Thậm chí, lúc draft họ pick hero đa dạng kiểu Kunkka, Naga,.. nhưng lại không nói là sẽ đi core hay support.

Dẫn đến đồng đội không biết pick kiểu gì cho vừa. Tất nhiên, sẽ có những trường hợp ngoại lệ như bị cấm chat hoặc đại loại vậy, và bài này không đề cập đến những trường hợp đó. Gặp những trường hợp này tốt nhất bạn nên pick những hero đa dạng có thể đi nhiều role để có thể “tùy cơ ứng biến”. Nên nhớ giao tiếp với đồng đội là một phần quan trọng để có thể đi đến chiến thắng!