DOTA 2: Điểm mặt chỉ tên 5 vị tướng bị Cấm nhiều nhất Manila Major

Soái ca đu đủ  - Theo Trí Thức Trẻ | 14/06/2016 02:47 PM

Đứng ở vị trí số 1 là IO, khi vị tướng DOTA 2 này tỏ ra mình là một support không bao giờ lỗi thời trong mọi phiên bản.

IO

Bị ban đi tới 58 lần cũng chứng minh một điều sức mạnh của IO luôn được đánh giá rất cao trong mắt các đội tuyển, và gần như không ai muốn đối thủ của mình có được con bài này.

Ngay từ thời DOTA, IO đã được sinh ra chỉ để chơi ở vị trí support. Không có khả năng gây damage trực tiếp mạnh, trong khi Tether và Overcharge bắt buộc hero này phải kết hợp với các đồng minh khác để phát huy hiệu quả cao nhất.

Relocate thì có thể sử dụng một cách đơn lẻ, nhưng thường chỉ dùng trong những trường hợp lên hỗ trợ khi đang ở một mình hoặc cứu đồng đội. Còn chắc hẳn không ai dại mà đi phối hợp gank Relocate một mình, khi kỹ năng này có thể kéo thêm một vị tướng nữa lên cùng bạn.

Một đội hình có IO sẽ hạn chế rất nhiều khả năng farm lẻ của các hero đối phương, khi Relocate chắc chắn sẽ gây áp lực cực lớn lên mọi vị trí trên bản đồ của đối thủ. Chưa kể, những hero như Bristleback, Chaos Knight hay thậm chí là Dragon Knight cũng khá khỏe ở phiên bản này. IO bị ban nhiều cũng là điều dễ hiểu.

Beastmaster

Cũng là một hero không bao giờ lỗi mốt, Beastmaster tiếp tục giữ vững vị thế của mình ở giải đấu Manila Major năm nay. Với 54 lần bị ban, chỉ thua kém chút xíu so với IO, Beastmaster là hero bị loại khỏi cuộc chơi nhiều thứ hai trong giải đấu.

Hầu hết các đội tuyển thường ban Beastmaster này ngay ở những lượt ban đầu tiên, nhằm tránh để đối thủ có được vị tướng offlane khá khó chịu này. Trong meta hiện tại, với Iron Talon cùng sự giúp sức từ chú lợn Quillbeast, không khó để Beastmaster có thể farm rừng từ sớm, trong điều kiện không thể đứng được lane. Lượng sight, điều tối quan trọng mà Hawk mang lại tuy đã bị Valve nerf đi đôi chút, nhưng vẫn cực kỳ hữu dụng.

Chưa kể, combo Roar + Necronomicon hoàn toàn có thể khóa chân hoặc thậm chí tiêu diệt hẳn một mục tiêu trong combat. Nên nhớ rằng với aura từ Inner Beast, tốc độ đánh của đàn đệ từ Necronomicon cũng như các đồng minh bên cạnh Beastmaster được tăng lên đáng kể, hỗ trợ cực tốt push nhà cũng như trong các tình huống combat tổng.

Lifestealer

Không có gì lạ khi Lifestealer bị ban trong phiên bản này, khi càng ngày hero này càng chứng minh mình là một trong những carry mạnh nhất ở thời điểm hiện tại. Armlet – core item của Lifestealer được tăng sức mạnh rõ rệt, trong khi Echo Sabre, item mới ra mắt thì như được Valve thiết kế dành riêng cho Lifestealer.

Cộng thêm đợt giảm sức mạnh trong phiên bản này của Valve dành cho một loạt các carry như Spectre, Lone Druid, Lifestealer nghiễm nhiên trở nên cực kỳ phổ biến và thông dụng.

Bộ skill quá hữu dụng và cực kỳ phù hợp cho một hard carry, ngoại trừ việc thiếu khả năng disable. Thế nhưng bù lại, Infest giúp Lifestealer kết hợp cực tốt với các hero có khả năng mở combat để bắt lẻ, có thể kể ra như Puck, Slardar.

Đặc biệt, combo Slardar + Lifestealer hoàn toàn có thể hủy diệt bất kỳ mục tiêu nào đi lẻ, dù có cứng cáp đến đâu, khi mà Slardar có khả năng trừ giáp, cũng như Lifestealer thì đánh theo phần trăm máu. Và đây cũng chính là combo thông dụng được khá nhiều đội tuyển sử dụng tại Manila Major năm nay.

Death Prophet

Trong bối cảnh mà các quân bài solo mid không còn có quá nhiều lựa chọn như trước, thì Death Prophet vẫn là một trong những vị tướng được đánh giá khá cao, ngay từ giai đoạn đi đường và khiến các đội tuyển vẫn phải suy nghĩ về một lượt ban dành cho nó.

Khả năng đì đường của Death Propher là điều không phải bàn cãi, khi mà Spirit Siphon luôn tỏ ra quá khó chịu. Chưa kể, trong các tình huống combat tổng hay push trụ, Exorcism sẽ gây ra một lượng nuke damage cực lớn trong combat, với khả năng xuyên BKB cực kỳ thốn.

Vị tướng này cũng là một khắc tinh của các support bên phía địch, khi việc có thể gây hiệu ứng silent lan rõ ràng không phải là một điều dễ chịu. Mạnh từ trong giai đoạn đi đường cho tới late game, Death Prophet là vị tướng thuộc dạng không pick thì thường sẽ bị ban.

Phoenix

Nổi lên trong phiên bản này với vai trò support và cách chơi học max Sun Ray khá lạ lẫm, thế nhưng độ hiệu quả của Phoenix thì là điều không phải bàn cãi. Với 42 lượt bị ban, Phoenix cũng nằm trong top 5 những hero bị ban nhiều nhất của giải đấu.

Ở thời điểm đầu game, Sun Ray là một kỹ năng gây sát thương cực mạnh và khó chịu, dù người chơi phải trả giá bằng chính HP của mình để đốt máu đối thủ. Trận đấu càng trôi về cuối, kỹ năng này vẫn phát huy tác dụng khi còn có thể hồi máu cho đồng đội.

Combo Icarus Five + Super Nova thì đã không còn xa lạ gì với các game thủ. Tại Manila Major vừa rồi, Phoenix thường được sử dụng với các hero cũng có khả năng combat tổng mạnh mẽ như Tidehunter hay Disruptor.