DOTA 2 7.00: Tạm biệt xu hướng “chặt chém”, Pháp sư đường giữa Ember mới là trào lưu của giới trẻ hiện tại

zhimzhim  - Theo Trí Thức Trẻ | 12/01/2017 11:39 AM

Giải đấu Esl One Genting vừa kết thúc, và điều bất ngờ nhất trong mùa giải lần này chính là w33 và Ee đều sử dụng Ember với phong cách Pháp sư đường giữa. Hãy cùng xem lí do tại sao lối build này đang dần trở nên thịnh hành ở phiên bản hiện tại nhé.

Sự ra đời của hệ thống Talent Tree đã mang lại một bước nhảy vọt hoàn toàn mới cho tựa game DOTA 2. Mặc dù chỉ vừa mới ra mắt cách đây không lâu, thế nhưng hệ thống Talent Tree đã trở thành đề tài bàn tán của cả cộng đồng DOTA 2 thế giới. Trong khi đối với một vài vị tướng, Talent Tree không thật sự hấp dẫn như cách mà đông đảo người chơi mong đợi, thế nhưng ngược lại, một vài trường hợp thật sự đã đổi đời nhờ Talent Tree.

Sở dĩ nói như vậy vì trong khi đối với phần đông các hero, Talent Tree chỉ như một công cụ nâng cấp sức mạnh, cũng như không làm thay đổi nhiều về bản chất lối chơi của hero đó. Thế nhưng, đối với Ember Spirit, và một vài hero khác nữa, việc ra mắt Talent Tree đã mở ra những lựa chọn hoàn toàn mới mẻ cho cách xây dựng vị tướng này.

Ngay từ đầu giai đoạn của phiên bản 7.xx, một trong những trào lưu đáng chú ý nhất chính là việc Ember Spirit có thể được sử dụng như một vị tướng dồn sát thương phép. Nếu nói như vậy ở thời điểm năm ngoái, chắc hẳn không ít người sẽ nhận phải những tiếng cười mang chiều hướng chế giễu. Thế nhưng nhờ Talent Tree mà nay Ember đã thật có khả năng dồn damage tương đối mạnh ở mid, như cái cách mà Mirana từng nổi lên trong thời gian trước với Aghanim’s Scepter vậy.

Tuy nhiên, nên cân nhắc rằng, ý tưởng về việc xây dựng một Ember Spirit theo hướng thuần sát thương phép chỉ là một trong những lựa chọn, theo chiều hướng có phần tương đối phiêu lưu, khi mà nếu xây dựng theo một Ember Spirit với Battle Fury cổ điển vẫn là lựa chọn đảm bảo sự an toàn và tin cậy hơn khá nhiều.

Điều đầu tiên là phải hiểu về changelog

Phiên bản 7.00 đã thay đổi rất nhiều về Ember Spirit, với những sự hiện hữu về việc Ice Frog đang dần có ý tưởng nerf khả năng gây sát thương lan của vị tướng này. Cụ thể, Sleight of Fist tuy có thể gây ra một lượng sát thương tương đối tin cậy, nhưng đổi lại cũng sẽ đặt Ember Spirit ngay phía trước đối tượng, sau khi hoàn thành kỹ năng này. Điều này đã làm giảm đi tương đối khả năng cấu rỉa máu với những tình huống Sleight of Fist của Ember, giống với cái cách mà chú gấu lửa này từng hoành hành trong quá khứ.

Trong khi đó, ở bản mới này, Ember Spirit lại nhận được những điều chỉnh tăng sức mạnh của Valve tới từ Active Fire Remnant, khi mà sát thương của kỹ năng này đã tăng lên thành 100/200/300 thay vì 100/150/200 như phiên bản trước.

Hướng build mới

Trong một vài giải đấu gần đây, đặc biệt là tại ESL ONE đang diễn ra, hầu hết Ember Spirit đều được lên theo xu hướng dồn damage phép. Một phần dựa vào hệ thốn Talent Tree mà Valve đã mang lại.

Ở level 10, hầu hết người chơi đều ưu tiên tính năng cộng thêm 15% sát thương phép. Cột mốc level 15, đa phần người chơi thường lựa chọn 6 stats, khi mà +20 tốc chạy có vẻ không mang lại quá nhiều hấp dẫn. Level 20 có thể coi là một bước nhảy lớn đối với Ember Spirit, khi việc giảm tới 15% thời gian hồi chiêu hoàn toàn có thể khiến khả năng dồn damage của hắn mạnh hơn gấp bội, đặc biệt là với Remnant. Cuối cùng là ở cấp độ cuối, thường thì 2 giây thêm vào của Searing Chains được đánh giá cao hơn nhiều với việc tăng khả năng hấp thụ của Flame Guard.

Cách build này khiến Ember gây được nhiều phiền nhiễu và trở nên khó nắm bắt hơn trong mắt đối thủ. Chưa kể, với cooldown ít ỏi cùng lượng nuke damage tương đối mạnh nhờ những lần Remnant, Ember có thể gây ra một lượng sát thương dồn cực lớn, thậm chí là AOE lên các mục tiêu. Và về cơ bản, cách lên đồ của Ember Spirit theo xu hướng này cũng có sự thay đổi rõ rệt, với Veil of Discord trở thành item chủ đạo, thay vì cố rush thẳng lên Boots of Travel như trước, dù món đồ này vẫn là một trong những lựa chọn tốt dành cho Ember Spirit. Bên cạnh lượng nuke damage cộng thêm, Veil of Disrcord còn giúp Ember Spirit farm khá nhanh, thậm chí còn stack các ancient camp một cách dễ dàng.

Sau Veil of Discord, các item nên lên cho Ember sẽ là Boots of Travel hoặc Blink Dagger. Nên nhớ rằng không giống như trước, giờ đây Remnant được Ember sử dụng như một công cụ dồn damage thay vì chạy trốn. Thế nên các item nhằm tăng sự cơ động của hero này là một điều tương đối cần thiết. Sau đó, Maelstrom thường là item được lựa chọn, khi với hệ thống Talent cho phép giảm thời gian hồi chiêu, cứ mỗi 5.1 giây, Ember lại tung ra được một Sleight of Fist, và việc có thêm 25% xác suất nổ hiệu ứng từ Maelstrom cũng giúp hero này clear creep hoặc cấu máu đối thủ một cách tương đối ổn.

Octarine Core cũng là item nên lên tiếp theo, dù giờ đây việc được giảm cooldown đã không còn tác dụng trực tiếp như trước. Nhưng hãy tưởng tượng với hệ thống Talent và từng đó item, Ember Spirit chỉ mất 3.825 giây cho mỗi tình huống Sleight of Fist, trong khi con số tương tự với Chains Spearing là 5.1. Nên nhớ rằng với việc có thêm 2 giây tác dụng nhờ Talent Tree mốc level 25, thời gian tác dụng của Chains Spearing lên tới 5 giây. Và với 5.1 giây cooldown, chắc bạn cũng hiểu điều gì sẽ xảy đến cho kẻ địch của Ember Spirit rồi đấy.

Ở giai đoạn cuối game, Ember Spirit theo hướng này thường có 4 core item chính là Blink Dagger, Boots of Travel, Maelstrom và Octarine Core. Veil of Discord chỉ là sự lựa chọn hợp lý ở giai đoạn trước đó. Tùy vào tình hình của trận đấu, người chơi hoàn toàn có thể lựa chọn lên những item tăng khả năng sống sót như BKB hay Manta Style hoặc thậm chí là Eul Scepter. Hay thậm chí cục súc hơn sẽ là combo Etheral Blade + Dagon nếu bạn muốn nhất kích tất sát đối thủ với Ember Spirit phiên bản mới.