Doron Dororon và ‘bài học’ từ manga gây tranh cãi nhất của Shonen Jump

Jessie Mai  - Theo Trí Thức Trẻ | 10/12/2021 07:55 PM

Doron Dororon được xem là bản “làm lại” từ những sai lầm của loạt manga gây tranh cãi Ghost Reaper Girl.

Manga mới nhất của Shonen Jump đã được ra mắt với cái tên Doron Dororon, được cho là phiên bản "làm lại" của một trong những series gây tranh cãi nhất mà tạp chí này từng ra mắt – Ghost Reaper Girl.

Doron Dororon và ‘bài học’ từ manga gây tranh cãi nhất của Shonen Jump - Ảnh 1.

Mặc dù không được xếp hạng R18 như bộ Dandadan của Shonen Jump, chủ đề của Ghost Reaper Girl khá liều lĩnh. Nhân vật chính Chloe Love là một cô gái bình thường với ước mơ thành diễn viên. Nhưng cô sở hữu một thể chất đặc biệt có thể thu hút linh hồn, khiến chúng muốn nhập vào cô. Chloe đã liên minh với 2 thực thể đặc biệt và cho phép họ sử dụng cơ thể cô, khi họ nhập vào thì Chloe sẽ biến sang một hình dạng khác, thường là cầm lưỡi hái và đeo dây xích.

Doron Dororon và ‘bài học’ từ manga gây tranh cãi nhất của Shonen Jump - Ảnh 2.

Một trong ba manga mới của Shonen Jump có Doron Dororon, tác giả là mangaka Gen Oosuka. Manga này xoay quanh Dora Sasaki, cũng là một người bình thường. Mong muốn của Dora Sasaki là hoàn thành bài kiểm tra để trở thành những samurai đặc biệt, có nhiệm vụ săn lùng quái vật "mononoke". Thế nhưng cậu hoàn toàn thất bại vì không có linh lực – cách duy nhất để giết "mononoke".

May mắn cho Dora, anh tình cờ gặp một mononoke tốt bụng khác thường tên là Kusanagi. Con yêu quái này chỉ có mong muốn là biến thế giới trẻ nên tốt đẹp. Để ngăn chặn một mononoke thích ăn thịt trẻ em, cả hai đã hợp tác với nhau. Kusanagi sẽ biến thành một thanh kiếm khổng lồ để Dora sử dụng. Nhờ đó, Dora không chỉ có thể cảm nhận được năng lượng của mononoke truyền qua mình, mà còn có thể chất mạnh mẽ để sử dụng Kusanagi hiệu quả.

Doron Dororon và ‘bài học’ từ manga gây tranh cãi nhất của Shonen Jump - Ảnh 3.

Mặc dù Dora không biến hình cũng như Kusanagi không thực sự chiếm xác anh ta, Dora vẫn có thể trò chuyện với Kunasagi (lúc này có thêm đôi mắt trên thân kiếm). Trong Ghost Reaper Girl, Chloe cầm một lưỡi hái mà ý thức của Kai khi đang sẽ nằm trong đó. Khi giao tiếp với nhau, miệng và mắt của Kai sẽ xuất hiện trên lưỡi hái.

Một linh hồn khác cũng thường nhập vào Chloe là Noel Ulthar thì dùng cách khác. Khi bị Noel chiếm xác, Chloe nhận được những khả năng đặc biệt của loài mèo, thậm chí có thêm tai và đuôi mèo.

Doron Dororon và ‘bài học’ từ manga gây tranh cãi nhất của Shonen Jump - Ảnh 4.

Vấn đề gây tranh cãi ở Ghost Reaper Girl là cách các linh hồn này cố gắng chiếm xác của Chloe, dù chỉ là để cho cô sức mạnh siêu nhiên. Mọi chuyện còn tệ hơn khi Kai và Noel đều rất thích thú trước viễn cảnh biến Chloe thành một vật chứa của riêng mình. Một chi tiết không phù hợp khác là Chloe liên tục bị quấy rồi bởi bạn của Kai, một linh hồn có tên Nyarlathotep. Nyarlathotep là nữ, nhưng sự ám ảnh của linh hồn này về Chloe thì thật là khủng khiếp và khó chấp nhận với người đọc.

Doron Dororon và ‘bài học’ từ manga gây tranh cãi nhất của Shonen Jump - Ảnh 5.

Tất cả những tình tiết trên trong Ghost Reaper Girl đều khiến độc giả tưởng tượng đến sự chiếm hữu độc hại, quấy rối phái nữ về mặt tinh thần và thể xác. Dù là cố ý hay vô tình, cách xây dựng một nhân vật nữ chính anh hùng nhưng lại bị thao túng, sở hữu bởi người khác đã khiến manga nhận về không ít gạch đá.

Doron Dororon và ‘bài học’ từ manga gây tranh cãi nhất của Shonen Jump - Ảnh 6.

Trong Doron Dororon thì các tình tiết "chiếm hữu" như thế này đã bị loại bỏ. Thậm chí, tác giả Gen Oosuka đã thông minh hơn là biến Kusanagi thành vũ khí của Dora nhưng không cần nhập vào cậu ta. Nhờ thế, Doron Dororon có nội dung và tình tiết tích cực hơn, chỉ là về một cậu bé khao khát biến thế giới thành nơi tốt đẹp. Dù bản thân không thể làm mọi thứ, cậu vẫn cố gắng hợp tác với một con quái vật để thực hiện khao khát này.

Doron Dororon và ‘bài học’ từ manga gây tranh cãi nhất của Shonen Jump - Ảnh 7.

Sự khác biệt giữa Doron Dororon và Ghost Reaper Girl cũng cho thấy Shonen Jump đã quan tâm hơn tới xu hướng của độc giả và internet. Trước đây, độc giả có thể mắt nhắm mắt mở trước những tình tiết "toxic" trong truyện tranh, nhưng ngày nay chuyện đó sẽ không xảy ra nữa. Các đơn vị phát hành manga cũng trở nên cẩn trọng hơn khi phát hành truyện, tránh phải những cuộc tranh cãi không đáng có.