Doraemon và thất bại “thảm họa” nhất trong lịch sử, rất hiếm người biết điều này

Nipp  - Theo Trí Thức Trẻ | 14/06/2017 08:00 PM

Siêu Anh Hùng Liên Minh
31/05/2017 NCB: Đang cập nhật NPH:

Cứ tưởng Doraemon từ khi ra mắt đến nay chỉ toàn gặt hái những thành công không tưởng, vậy nhưng, ngay cả huyền thoại này vẫn có màn ra mắt đầy “thảm họa”.

Doraemon, không cần bàn cãi, vẫn là một trong những thương hiệu manga nổi trội nhất của đất nước mặt trời mọc. Chú Mèo Ú của Nhật được sánh ngang với Chuột Mickey của Mỹ về độ nổi tiếng. Ba chuỗi anime đã được thực hiện, trong đó chuỗi phim từ 1979-2005 là loạt phim được theo dõi nhiều nhất với 1787 tập. Đến năm 2005, mọi thứ được làm mới hoàn toàn với giọng lồng tiếng mới, phong cách hoạt hình tiên tiến và tiếp tục được phát sóng cho đến ngày nay.


Chú Mèo Ú của Nhật được sánh ngang với Chuột Mickey của Mỹ về độ nổi tiếng

Chú Mèo Ú của Nhật được sánh ngang với Chuột Mickey của Mỹ về độ nổi tiếng

Dẫu vậy, tưởng chừng như Mèo Ú Doraemon và bạn bè chưa hề chạm trán với một thất bại nào nhưng, trong phiên bản 1973 của loạt phim hoạt hình này lại là một “thảm họa” mà chẳng ai muốn nhắc tới nữa. Loạt phim Doraemon đầu tiên được phát sóng trên đài Nippon Television từ 01/04 đến 30/09/1973. Và đáng buồn thay, Doraemon cũng là “show chiếu” cuối cùng mà nhà đài này thực hiện trước khi giải thể.


Phiên bản 1973 của loạt phim hoạt hình này lại là một “thảm họa” mà chẳng ai muốn nhắc tới

Phiên bản 1973 của loạt phim hoạt hình này lại là một “thảm họa” mà chẳng ai muốn nhắc tới

Tai nạn ngoài ý muốn

Đây là loạt phim đầu tiên của tác giả Fujiko Fujio không được sản xuất bởi Tokyo Movie hoặc Studio Zero. Nó được rất ít người biết đến chủ yếu là do 2 lý do: Thứ nhất, chính tác giả Fujiko Fujio đã thừa nhận rằng, ông rất ghét loạt phim này. Thứ hai, cũng là lý do quan trọng hơn: Hầu hết các tập phim đã bị hỏng do một đám cháy lớn. Trong 52 phần phim được sản xuất, chỉ có 21 phần “sống sót”, trong số đó, 2 phần phim còn bị… mất tiếng.


Chỉ 21 phần phim “sống sót”

Chỉ 21 phần phim “sống sót”

Cũng bởi sự hiếm hoi của những tập phim này, phần lớn thông tin hiện có đều là từ những người trong đội ngũ sản xuất trước đây, hoặc chính từ các độc giả từng theo dõi loạt phim này. Nét hoạt họa của Doraemon 1973 cũng không được đánh giá cao, kể cả với tiêu chuẩn của những năm 1970. Cũng không có gì lạ lẫm, khi mà “show diễn” này được thực hiện bởi một studio hoạt hình không mấy nổi trội và chỉ hoạt động được chưa đầy một thập kỷ.


Nét hoạt họa lại bị đánh giá rất thấp

Nét hoạt họa lại bị đánh giá rất thấp

Những khác biệt đầy bất ngờ

Trong những ngày đầu vẽ truyện, có một nhân vật mà chẳng mấy độc giả hiện nay biết tới: Gachakko – Một chú vịt cái robot liên tục quấy rầy Nobita và Doraemon. Tác giả Fujiko Fujio rõ ràng đã thấy không thích nhân vật này và cho cô nàng biến mất chỉ sau một thời gian ngắn. Sau này, chẳng có phiên bản truyện hay hoạt hình nào có sự xuất hiện của Gachakko nữa. Thế nhưng, phiên bản Doraemon 1973 là lần duy nhất mà Gachakko có mặt và được thực sự giới thiệu đến người xem.


Gachakko – Nhân vật ít ai biết tới trong Doraemon

Gachakko – Nhân vật ít ai biết tới trong Doraemon

Một điểm khác biệt khác chính là mẹ của Gian đã mất, Gian sống chung với một người cha vừa lùn và lại khá… ngốc nghếch. Tất nhiên, trong những phiên bản sau này, chi tiết trên đã được thay đổi lại hoàn toàn. Có một điều khá thú vị là, Kaneta Kimotsuki – Người lồng tiếng cho Gian phiên bản 1973 tiếp tục lồng tiếng cho Suneo đến tận 2005. Quả là một sự trung thành và nhiệt huyết đáng quý dành cho tượng đài này.


Gia đình của Gian cũng có sự khác biệt “không hề nhẹ”

Gia đình của Gian cũng có sự khác biệt “không hề nhẹ”

Thất bại nhỏ, thành công khổng lồ

Doraemon vẫn được coi là tài sản hoạt hình lớn nhất của Nhật Bản. Bất cứ sản phẩm nào có sự góp mặt của Mèo Ú và “đồng bọn” đều khá thành công, từ đồ lưu niệm, truyện tranh, phim ảnh… và cả game online. Doraemon xuất hiện trong rất nhiều mặt trận, chủ yếu là những sản phẩm dành cho thiếu nhi. Hiếm hoi lắm chúng ta mới thấy được cậu bạn mèo máy này góp mặt trong tựa game dành cho “người lớn”.


Những sản phẩm về Doraemon vẫn đạt được thành công lớn

Những sản phẩm về Doraemon vẫn đạt được thành công lớn

Điển hình như trong tựa game sắp ra mắt mang tên Siêu Anh Hùng Liên Minh, Doraemon rơi vào giữa đại chiến của các vị siêu anh hùng. Không biết rằng có phải do Cỗ Máy Thời Gian bị hỏng hóc gì mà Doraemon lại “lạc trôi” đến tận đây, thế nhưng, gMO này đang được hàng nghìn game thủ quan tâm chỉ để tìm hiểu: Cậu bạn thời thơ ấu sẽ làm cách gì, dùng bảo bối nào để hạ gục những đại nhân vật như Goku, Thor, Odin hùng mạnh?

Độc giả quan tâm có thể tìm hiểu số phận của Doraemon trong Siêu Anh Hùng Liên Minh tại ĐÂY.


Liệu rằng Siêu Anh Hùng Liên Minh có tiếp tục truyền thống này?

Liệu rằng Siêu Anh Hùng Liên Minh có tiếp tục truyền thống này?

Dù sao, ý tưởng rằng một sản phẩm nào đó về Doraemon lại trở thành “thảm họa” như vậy cũng khá bất ngờ đấy chứ. Nếu có cơ hội được chiêm ngưỡng những tập phim bị mất năm nào, liệu bạn có sẵn sàng để theo dõi tới cùng? Thước phim độc nhất vô nhị về Mèo Ú mà rất ít người biết, nghe có vẻ cũng tò mò lắm chứ!