[Blog công nghệ] Trạng thái chiến tranh: iOS, Android và Windows Phone

PV  | 01/01/2012 0:00 AM

Thành viên TanNg của LinkHay chia sẻ về những điểm mạnh, điểm yếu và tương lai của 3 Hệ điều hành di động chủ yếu hiện nay, sau một tháng trải nghiệm Nokia Lumia 900, Samsung Galaxy S III.

Thành viên TanNg của LinkHay chia sẻ về những điểm mạnh, điểm yếu và tương lai của 3 Hệ điều hành di động chủ yếu hiện nay, sau một tháng trải nghiệm Nokia Lumia 900, Samsung Galaxy S III (tác giả trước đó đã sử dụng iPhone 4S và Blackberry).
 

Sau gần tháng dùng Android với Galaxy S3 và Windows Phone với Nokia Lumia 900, ấn tượng như sau:

 

 

1. iPhone vẫn là số 1, nhưng khoảng cách không xa

 

iPhone vẫn chiếm vị trí hàng đầu đáp ứng nhu cầu số đông cả geek lẫn non-geek (geek: những người ham mê công nghệ). Lợi thế cơ bản của iPhone bao gồm:
 
- Giao diện nuột nà và tinh tế ở mức cao độ.
 
- Nền tảng tốt giúp apps đa dạng chạy nuột hơn so với apps trên các nền tảng khác.
 
- Phần cứng chất lượng hoàn hảo, vượt xa các OS khác.
 
 


Hạn chế:
- Cài đặt apps không dễ dàng và thuận tiện như Android khiến cho sự đa dạng giảm bớt.
 
- Việc đóng quá chặt OS và ngăn cản đối thủ khiến cho iPhone có xu hướng tụt hậu trong một số apps quan trọng do các đại gia phát triển.
 
- Màn hình tuy phân giải cao nhưng hơi nhỏ kéo theo thua kém trong trải nghiệm đọc, đặc biệt là các apps đọc báo so với các điện thoại có màn hình phân giải cao hơn.
 

 

2. Android đủ tốt và thu hẹp khoảng cách với iPhone

 

Samsung Galaxy S III.
 
Người đã dùng iPhone khi thử Android sẽ có ngay cảm giác rối rắm, khó dùng và kém tinh tế hơn:


- Độ nuột không cao bằng kể cả với các phone đời mới do HĐH rối rắm, hiệu năng kém.


- Phần cứng chất lượng không thể đua kịp iPhone.


- Trên các phone đời mới đắt tiền cảm giác ít tệ hại hơn. Trên các phone đời cũ, OS cũ, trải nghiệm rơi tới mức khiến người ta ngại sử dụng apps.


- OS quá phân mảnh kéo theo nhà phát triển không thể làm được chất lượng apps không cao bằng apps tương tự trên iPhone.

 

HTC One X. 
 

Tuy vậy, khoảng cách đã thu hẹp:


- Do Android OS ngày càng nuột hơn (đặc biệt là bản 4.0, 4.1) và phần cứng ngày càng có cấu hình cao hơn --> các dòng Android mới nhất như Galaxy S3, Sony Xperia, HTC One X, v.v.. đã đủ "ngon" để sử dụng. Người chưa dùng iPhone sẽ cảm nhận thấy đây là một HĐH tuyệt vời, người đã dùng iPhone cũng sẽ nhanh chóng chấp nhận được.


- Sự phân mảnh của OS sẽ giảm nhanh chóng nhờ cấu mình máy đủ cao, màn hình cũng dần được quy chuẩn khiến cho việc phát triển ứng dụng Android dễ dàng hơn nhiều. Trong 1-2 năm tới có lẽ sự phân mảnh không còn là vấn đề lớn của Android.


- Nhiều dòng máy mới có màn hình đủ tốt để trải nghiệm tiêu thụ nội dung (đọc báo, xem phim) trở nên dễ chịu hơn rất nhiều so với iPhone và các dòng máy cũ. Đây là mối đe dọa lớn cho iPhone.


- Sự tự do của Android và các apps quan trọng (map, video, search) của Google sẽ giúp Android Platform có nhiều lợi thế hơn iOS.


- Ngày càng nhiều nhà sản xuất Android sẽ giúp mở rộng thị trường và sáng tạo nhanh hơn một mình Apple.

 

3. iPhone vs Android: iPhone đi trước, nhưng mối đe dọa từ Android là đáng kể.

 

Samsung Galaxy Nexus và iPhone 4S.
 

Android đã trở thành một nền tảng "đủ tốt" và "đủ sức mạnh" đe dọa iPhone. Do khoảng cách về OS và phần cứng so với đối thủ đang bị thu hẹp, lợi thế cạnh tranh sẽ tới từ phân phối, marketing và các apps (apps lõi, apps đại gia và apps của developer số đông). Nếu Apple không cải tiến sớm các vấn đề sau thì hoàn toàn có thể bị lật đổ như Windows từng lật đổ MAC:

 

- Màn hình to hơn lên cỡ 4,3-4,8 inch. To hơn nữa thì khó cầm, nhỏ hơn thì trải nghiệm đọc sẽ bị tụt hậu. Dù sao, to vẫn luôn hấp dẫn hơn.


- Tạo điều kiện cho các đại gia đối thủ khác phát triển trên iPhone hoặc gặp rủi ro tụt hậu về các apps lõi, các apps quan trọng trong cuộc sống.


- Thoáng hơn trong việc cài đặt apps, kiểm soát apps và các ngữ cảnh phát triển ứng dụng hoặc gặp rủi ro tụt hậu về apps.


- Chấp nhận việc có nhiều dòng iPhone đáp ứng nhiều segment (phân khúc) thị trường hơn, đặc biệt là thị trường cấp thấp hoặc đối diện với rủi ro để trống phân khúc dưới cho đối thủ tự do hoành hành.
 

 

4 . Windows Phone sáng tạo và độc đáo, nhưng mới chỉ như "cầu thủ dự bị"

 

Nokia Lumia 900.
 

- Windows Phone có giao diện sáng tạo và độc đáo. OS có hiệu năng cao và mượt mà.


- Windows Phone hợp với đại chúng số đông hơn Android vì sự nhẹ nhàng, đẹp đẽ của nó. Có thể nói là đạt tới level (mức) của iPhone, trong khi Android hơi geeky và rắc rối.


- OS còn rườm rà và chưa hoàn thiện, còn nhiều chỗ bất hợp lý quá rõ ràng mà không hề được giải quyết và nâng cấp nhanh chóng.


- Apps còn quá ít, nhất là các apps quan trọng khiến cho việc sử dụng phone bị hạn chế trong call, mobile web, mail và vài tác vụ kém hấp dẫn khác.


- Phân giải màn hình thấp kéo theo apps kém hơn nhiều và hạn chế sáng tạo của developer.

 

HTC Titan II.
 
 

Để trở thành một đối thủ xứng tầm Windows Phone còn cả một chặng đường dài, nhưng các yếu tố sau là buộc phải giải quyết:

 

- Thay đổi triết lý và quy trình phát triển khiến tốc độ nâng cấp OS nhanh hơn, đặc biệt là các phiên bản nhỏ để liên tục nâng cấp và sửa đổi các hạn chế nhỏ, đơn giản (ví dụ ko lock được màn hình, call list gọn hơn, v.v..)


- Nhanh chóng hỗ trợ và thúc đẩy màn hình phân giải cao.


- Một cải tiến lớn về OS (hy vọng trong windows phone 8) là cần thiết để HDH trở nên nuột nà và tinh tế hơn.

 

Mặc dù mình thật sự thích hướng đi của Windows Phone, nhưng với những gì MS đang thể hiện thì khả năng Windows Phone bắt kịp các đối thủ có vẻ xa vời. Thở dài và hy vọng mình không đúng.