Đây là những tướng LMHT “Vô dụng” nhất tại chế độ xếp hạng Việt Nam

Lâm Nguyễn  - Theo Trí Thức Trẻ | 30/06/2016 0:00 AM

Liên Minh Huyền Thoại
01/08/2012 NCB: Riot Games NPH:

Trong Rank Liên Minh Huyền Thoại nước nhà, một số tướng chỉ cần nhìn thấy đã chán rồi chứ chưa nói tới việc thi đấu nên tạo cảm giác phế cho cộng đồng.

Chế độ xếp hạng trong Liên Minh Huyền Thoại luôn được các game thủ chú ý đặc biệt vì chúng quyết định tính hơn thua giữa nhiều người. Bởi vậy, việc sử dụng tướng vô cùng quan trọng như tướng thuận tay, tướng mạnh theo Meta,... Bên cạnh đó, một số tướng lại vô dụng đến khó tin mặc dù Riot điều chỉnh qua hết bản này đến bản khác. Chúng ta cùng đến với những tướng vô dụng nhất tại máy chủ Liên Minh Huyền Thoại Việt Nam ở hiện tại nhé.

1. Heimerdinger

Heimerdinger thường chỉ xuất hiện trong các trận đấu thường với mục đích For Fun. Còn trong xếp hạng, vị tướng này tỏ ra thiếu hiệu quả rõ rệt.


Heimerdinger mắc nhiều nhược điểm.

Heimerdinger mắc nhiều nhược điểm.

Không phủ nhận rằng Heimerdinger có khả năng kiểm soát đường đạt đến mức bá đạo, thậm chí kẻ địch Gank cũng khó thành công. Điểm đặc biệt đến từ các ụ súng và ụ súng nâng cấp, chúng vừa gây sát thương khủng kèm hiệu ứng khống chế. Tuy nhiên, các ụ súng chỉ tồn tại trong một phạm vi nhất định nên Heimerdinger mắc phải quá nhiều ưu điểm của Meta Game hiện tại.

Nếu như mọi người để ý, Riot đang đẩy nhanh tốc độ trận đấu theo từng ngày nên việc tiếp cận trận đấu vô cùng bị động của Nhà Phát Minh Lỗi Lạc mang lại “Họa” nhiều hơn “Phúc”. Vị tướng này khó di chuyển hỗ trợ đồng đội lại dễ bị bắt lẻ nếu đi lạc. Thêm vào đó, độ khó trong việc sử dụng Heimerdinger cực cao, nhất ở khâu phối hợp với đồng đội nên trong khoảng thời gian gần đây, tỉ lệ chọn vị tướng này cực thấp, nhất là tại máy chủ nước nhà.


Trụ lane thì khủng, Roam thì siêu tệ.

Trụ lane thì khủng, Roam thì siêu tệ.

2. Amumu

Amumu thực chất không phải tướng phế vật nhưng ở máy chủ nước nhà, lựa chọn Amumu tạo gánh nặng cho đồng đội hơn là đóng góp cho team.


Amumu giờ đã xưa lắm rồi.

Amumu giờ đã xưa lắm rồi.

Nằm trong danh sách tướng ăn cỏ, người chơi Amumu cần farm cực nhiều để đạt cấp độ và trang bị để chạy theo đối thủ “Khóc ăn vạ”. Tuy nhiên với Meta Game hiện tại, đối thủ thường xuyên cướp rừng hoặc Gank sớm khiến toàn bộ Team không thể bám kịp so với địch dẫn tới chết lên chết xuống. Mặc dù sở hữu hiệu ứng khống chế mạnh kèm khả năng quấy rối trong giao tranh, Amumu vẫn yếu dần khi gặp trang bị Khăn Giải Thuật + Hút máu.

Rõ ràng, Amumu không phù hợp với phong cách Solo Queue. Gank ít đã đành, dễ bị Counter, phụ thuộc đồng đội, khó gượng dậy khi bị thọt, mọi thứ đang chống lại vị tướng này. Cuối cùng, tâm lí không Gank sớm đã khiến đồng đội mất niềm tin chứ chưa cần phải thực hiện trong trận đấu.


Chiêu cuối dễ bị Counter quá thể đáng.

Chiêu cuối dễ bị Counter quá thể đáng.

3. Urgot

Urgot là vị tướng bị ghẻ lạnh nhất Liên Minh Huyền Thoại. Sau bao nhiêu phiên bản buff, cả cộng đồng vẫn chưa dang vòng tay đón nhận vị tướng này. Hơn nữa, ở Việt Nam, style của Urgot chắc chắn không làm hài lòng các game thủ trẻ đang hùng hục khí thế cân team địch. Để hiểu về Urgot, chúng ta chắc chắn tốn không ít giấy mực.

Urgot là vị tướng theo kiểu giao tranh trên 5 giây. Tức là càng mạnh khi giao tranh càng kéo dài. Vì vậy, vị tướng này rất khó để kết hợp với đồng đội trong toàn đội hình. Khi đi đường, Urgot không quá mạnh nhưng không hề yếu. Urgot có thân hình “To”, các chỉ số cơ bản cũng rất ổn. Sức mạnh của vị tướng này cứ bình bình trong suốt khoảng trận đấu và nhỉnh hơn chút ở giữa trận đấu.

Về cuối trận, Urgot đóng vai trò là một Semi Carry-Tanker tốt hơn là một sát thương chủ lực. Nghe là đã không hợp lí với vị trí xạ thủ rồi. Ngoài ra, người chơi Urgot tốt không có nhiều, dẫn tới các game thủ mất niềm tin cũng có lí do riêng. Vì thế, khi đồng đội sử dụng Urgot, rất dễ xảy ra tình trạng một người Out.


Nói chung Urgot rất chán.

Nói chung Urgot rất chán.

4. Nasus

Nasus thực sự chỉ hợp với phong cách For Fun, giải trí nhằm thỏa mãn khả năng muốn Farm (Q) của game thủ. Còn nếu đưa Thần Khuyển vào Rank, hiểm họa nhiều hơn là phúc đức.


Nasus không hợp lắm với Solo Queue.

Nasus không hợp lắm với Solo Queue.

Đầu tiên, Meta Game ngày một nhanh hơn, Nasus không thể farm mãi để tích điểm được bởi giao tranh từ đầu trận đấu cho tới cuối trận đấu, chỉ một phép Dịch Chuyển đã đủ thay đổi kết cục trận đấu. Do đó, nếu sử dụng Dịch Chuyển trụ đường, đồng đội thường gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng, nhất là đường dưới.

Còn khi thời gian trận đấu kéo dài, Nasus lại mắc nhược điểm khá lớn của bao tướng Tanker khác: “Đi chân đất”. Từ đó, đối phương dễ dàng chăn dắt, bảo kê đồng đội tránh sát thương khủng đến từ Quyền Trượng Linh Hồn (Q) của Thần Khuyển. Quả thật, vị tướng này không phù hợp với vai trò của vị tướng Solo Queue, một chế độ cần hỗ trợ, di chuyển thật nhiều. Tóm lại, tầm 70-80% các game thủ Việt Nam khá ghét Nasus trong Solo Queue, kể cả team mình lẫn team địch.


Được như Gosu hơi bị khó.

Được như Gosu hơi bị khó.

5. Yasuo

Yasuo trong Rank thực sự đạt hiệu quả cực thấp dựa trên tiêu chí ổn định từ đầu tới cuối (Tức không thọt). Tỉ lệ thắng của Yasuo ở máy chủ nước nhà khoảng 45% thì 20-25% team gánh, còn đâu 20-25% ổn định, một con số khiến nhiều người phải lưu tâm.


Yasuo bị hắt hủi mạnh tại nước nhà.

Yasuo bị hắt hủi mạnh tại nước nhà.

Với một pro trên trình, Yasuo có thể 1vs5 và giết 2-3 tên sau đó mới lăn ra lên bảng đếm số. Họ múa máy quay cuồng, phô diễn kĩ năng cá nhân, “hành gà” mọi lúc mọi nơi trên stream của mình. Dù bị Riot nerf lên nerf xuống nhưng nếu trên trình, Kẻ Bất Dung Thứ vẫn đạt được mục đích mà thôi. Đáng tiếc, người chơi Yasuo mắc quá nhiều nhược điểm dẫn tới cộng đồng Liên Minh Huyền Thoại “Ghét” vị tướng này.

Đầu tiên, người chơi Yasuo đa phần trẻ trâu, thường hổ báo, ảo tưởng sức mạnh không đáng có để rồi thọt trong giao tranh. Hơn nữa, khi thọt rồi, họ thường cố tình tạo gánh nặng cho đồng đội bằng việc Feed tiếp hoặc đi lẻ, vừa làm tạ vừa gây ức chế cho đồng đội. Bởi vậy, Yasuo bị hắt hủi khủng khiếp trong Rank Việt và bị coi như tướng phế vật.