Dẫu trải qua hơn 1 thập kỷ, Mirror’s Edge vẫn là một kiệt tác hoàn hảo

Andrew Anh  - Theo Helino | 24/01/2019 01:00 PM

Chúng ta thường chẳng mấy khi chơi lại các tựa game thường xuyên bởi cứ mỗi lần bắt đầu lại từ đâu, chúng ta đều biết trước được điều gì sẽ xảy ra sau đó. Trong số rất nhiều tựa game được game thủ chơi lại nhiều, Mirror’s Edge chính là một trong số đó.


Dẫu trải qua hơn 1 thập kỷ, Mirror’s Edge vẫn là một kiệt tác hoàn hảo  - Ảnh 1.

Lần đầu tiên được phát hành vào năm 2008, tựa game này theo nhiều người vẫn chưa thực sự hoàn hảo dẫu được đông đảo người chơi đánh giá rất tích cực. Tuy nhiên, nó vẫn nhận được rất nhiều những đánh giá khá tiêu cực như thời lượng chơi khá ngắn, quá nhiều khoảnh khắc khi bạn cứ phải lặp đi lặp lại những cái chết gây bực bội làm giảm nhịp độ của game và cả những trận combat cũng thực sự chẳng mấy ai hài lòng. Dù tựa game dã có đến 3 hậu bản sau nó, phiên bản đâu tiên vẫn thực sự đáng chú ý, và chất lượng của nó vẫn sẽ không thay đổi bất kể thời gian.

Với nhiều người chơi, họ cho rằng có lẽ vì đã chơi đi chơi lại khá lâu nên nhớ rất rõ những còn đường và định hướng trong những hành lang vặn xoắn mà không hề bị lạc. Nhờ có điều này mà bạn có thể thoát khỏi những cuộc chiến nếu biết được những con đường tốt nhất để chạy nước nước rút qua các kẻ xấu.

Dẫu trải qua hơn 1 thập kỷ, Mirror’s Edge vẫn là một kiệt tác hoàn hảo  - Ảnh 2.

Ngoài ra, sư trực quan của đồ họa cũng góp phần vào thành công của game như những hiệu ứng về thời tiết, không quá nhiều cảnh cháy nổ và nhân vật xuất hiện. Tuy nhiên, đây là thế giới với một kiến trúc ratas sắc sảo và sạch sẽ, với một bảng màu được thiết kế trông rất đep mắt để hỗ trợ người chơi trong suốt quá trình chạy. Có thể bạn sẽ thấy nhàm chán hay quá đơn điệu. Tuy nhiên, những bức tường trắng, ống dẫn đỏ và bầu trời xanh chính là những thứ mang tính biểu tượng của trò chơi này mà khi được nhắc đến, người chơi sẽ biết đó là tựa game nào. Mirror’s Edge cho tới nay vẫn trông rất hiện đại bởi những đường kẻ rõ ràng và màu sắc tạo bạo.

Dẫu trải qua hơn 1 thập kỷ, Mirror’s Edge vẫn là một kiệt tác hoàn hảo  - Ảnh 3.

Phần đồ họa của tựa game cũng thật sự không thể chê kể cả khi nó đã hơn 10 năm tuổi. Các mô hình người chơi và hoạt ảnh cảm xúc vẫn thực sự rất tốt bất chấp thời điểm ra mắt là 2008, và mọi thứ vẫn chưa quá hiện đại và sắc sao như bây giờ. Tuy nhiên, với chỉ một chiếc card đồ họa từ Nvidia thời đó, các hiệu ứng như lá cờ phấp phới trong gió hay cửa kính bị vỡ thực sự trông vẫn rất tuyệt vời và chân thực.

Dẫu vậy, Mirror’s Edge vẫn ẩn chưa nhiều thiếu sót chưa kể đến, dù khi ta chơi lại nhiều thường bỏ qua những thiếu sót như thế. Trước hết có lẽ nằm ở những pha giao chiến. Chúng thật sự tệ và những phân cảnh trong nhà cũng tệ không kém. Có lẽ đây là vấn đề của nhà sản xuất, khi có lẽ họ chi xem đây là phần đệm, là những thử thách nhỏ cản trở hành trình packour qua các tòa của bạn. DĨ nhiên chẳng ai thích cái gì đến bất chợt trong khi đang parkout. Mirror’s Edge là cuộc rượt đuổi đầy hồi hộp, và niềm vui khi thể hiện những động tác bay lượn đẳng cấp trên khắp các tòa nhà.

Dẫu trải qua hơn 1 thập kỷ, Mirror’s Edge vẫn là một kiệt tác hoàn hảo  - Ảnh 4.

Xét về cốt truyện, có lé người chơi sẽ không cảm nhận mình như là một kẻ nổi loạn bị săn đuổi, bởi không khí mà tựa game mang lại thực sự rất tự do và phóng thoáng. Toàn bộ trò chơi được xây dựng xung quang sự tự tin khi bạn nhập vai vào một con người với khả năng điêu luyện, trải qua từng cấp độ được thiết kế để cho phép bạn thể hiện bản thân và tận dụng tối đa các kỹ năng đó. Khi thực hiện được một cú nhảy, mọi thứ xung quanh đã được làm mờ đi chung quanh các cạnh của màn hình khi bạn nhảy qua các tòa nhà, và đó thật sự kỳ diệu.

Dẫu trải qua hơn 1 thập kỷ, Mirror’s Edge vẫn là một kiệt tác hoàn hảo  - Ảnh 5.

Một trong số nhưng yếu tố lạ của tựa game chính là nằm ở góc nhìn thứ nhất. Bình thường tựa game có thể được làm ở góc nhìn thứ ba, bởi nó giúp người chơi quan sát dễ dàng hơn trong việc lựa chọn thời gian và căn vị trí để nhảy. Thế nhưng việc 99% cả tựa game là góc nhìn thứ nhất cho trải nghiệm kỳ diệu này. Tất nhiên các hiệu ứng và động lực đi kèm có không được đẹp và sắc sao, tuy nhiên, bất kể một cú nhảy nào dù là ngắn cũng sẽ mang đến cho bạn một cảm giác rất ly kỳ.

Dẫu trải qua hơn 1 thập kỷ, Mirror’s Edge vẫn là một kiệt tác hoàn hảo  - Ảnh 6.

Âm nhạc cũng là thứ góp phần làm nên sự trọn vẹn của tựa game. Được sáng tác bởi nhạc sĩ người Thụy Điển là Magnus Birgersson, hay còn gọi là Solar Field, các bạn nhạc điện tử nhẹ nhàng là sự kết hợp về mặt thẩm mỹ một cách hoàn hảo lấy cảm hứng từ thành phố Tokyo với nhịp điệu lúc chậm rãi sâu lắng, lúc mạnh mẽ dồn nhập với từng cú nhảy.

Dẫu trải qua hơn 1 thập kỷ, Mirror’s Edge vẫn là một kiệt tác hoàn hảo  - Ảnh 7.

Tóm lại, trải nghiệm Mirror’s Edge là trải nghiệm những di sản vô giá mà hàng làm nên: đó là kiến trúc, màu sắc, nhân vật, phối cảnh, động tác nhào lộn và âm nhạc. Và cảm giác sau khi kết thúc thật tuyệt vời. Kể cả sau hơn một thập kỷ tồn tại, cùng với những hậu bản tiếp theo, thế nhưng nếu ngồi xuống mà thưởng thức lại tựa game, bạn sẽ thấy nó hấp dẫn như thế nào.