Đánh giá Artifact: Dấu "chấm hỏi" dành cho Valve

Andrew Anh  - Theo Helino | 01/12/2018 12:30 PM

Mặc dù được đầu tư kỹ càng bởi những người có kinh nghiệm, tuy nhiên tựa game bài cùa Valve lại nhận được những phản hồi tệ đến khó tin với số điểm rất thấp ở hầu khắp các trang game và hứng chịu đợt đòi refund từ game thủ.

* Bài phân tích được dịch theo review của tạp chí uy tín Polygon

Mặc dù được đầu tư kỹ càng bởi những người có kinh nghiệm, tuy nhiên tựa game bài cùa Valve lại nhận được những phản hồi tệ đến khó tin với số điểm rất thấp ở hầu khắp các trang game và hứng chịu đợt đòi refund từ game thủ. Nhằm đưa đến cho người đọc một cái nhìn cụ thể về tựa game, bài viết hôm nay sẽ trình bày cụ thể vệ tựa game và lối gameplay của Artifact.

Đánh giá Artifact: Dấu chấm hỏi dành cho Valve - Ảnh 1.

Tinh từ đầu tiên mà nhiều nghĩ đến cho tưa game Artifact là “dày đặc”. Một tựa game bài kỹ thuật số mới đến từ Magic The Gathering và nhà thiết kế Android Netrunner là Richard Garfield cùng với những nhà phát triển game trên nền tảng PC, Artifract vẫn không thể dừng việc xếp chồng các cơ chế và lá bài trên bàn cờ ở bất kì thời điểm nào. Nếu thể loại xây dựng bài và suy tính cho từng khả năng của mỗi bước đi là câu chuyện thường ngày của bạn, thì Artifact có thể cung cấp một trò chơi như thế và còn nhiều hơn thế nữa, kể cả bạn không bận tâm đến giá trị kinh tế thực tế của nó.

Đánh giá Artifact: Dấu chấm hỏi dành cho Valve - Ảnh 2.

Artifact về bản chất là một phiên bản boardgame của Dota 2. Boardgame này được chia thành ba bàn, mỗi bàn sẽ có một bể mana để chi tiêu cho các thẻ và một ngọn tháp bên cạnh nó ghi điểm sống còn của bạn. Mỗi lần chia bài sẽ diễn ra trên cả ba bàn, mục tiêu là tiêu diệt 2 ngọn tháp trong số đó hoặc cổ vật của đối phương mang theo gấp đôi lượng máu của ngọn tháp, những điều này chỉ có thể làm được sau khi tiêu diệt một ngọn tháp.

Trò chơi được bổ sung thêm nhiều loạt ảnh động sáng tạo và nhiều hiệu ứng cho mỗi lá bài được tung ra. Hai linh vật cõng theo bộ bài giữa các bàn và phát ứng với mỗi cách chơi khác nhau: chúng sẽ cười nhạo khi có một tháp đối phương bị xập, nhưng lại run rẩy khi cổ vật bị đe dọa. Giao diện của Artifact rất đơn giản và dễ điều hướng, mặc dù việc xem xét có hơi chút khó khăn. Tuy nhiên, lại có quá nhiều thông tin để hiển thị và rất nhiều thứ diễn ra cùng một lúc, trạng thái của bảng cũng không dễ để nhận thấy như các trò chơi khác.

Đánh giá Artifact: Dấu chấm hỏi dành cho Valve - Ảnh 3.

Trung tâm của bàn cờ là những anh hùng. Với những tướng cũ như Axe và Drow Ranger, cùng với một vài khuôn mặt mới như Sorla Khan, mỗi trận đấu bắt đầu với 3 vị tướng trên mỗi bàn cơ, và 2 vị khác sẽ được triển khai sau đó, lần lược theo lượt thứ 2 và thứ 3. Mỗi anh hùng có một bản năng bẩm sinh và một thẻ bài nhất định, và một tổng quan thường nhấn mạnh về đặc điểm của nó. Khi trận đấu diễn ra, bạn có thể tiêu lượng vàng từ việc giết những lính nhỏ của định hoặc tưởng cho một số các vật phẩm để tăng thêm sức mạnh cho các tướng, cho chúng thêm nhiều máu và sát thương vật lý hoặc phép thuật. Tất cả mỗi anh hùng đều có sức bền nhất định. Họ có thể chết nhưng sẽ hồi sinh sau 1 lượt, và cho phép bạn đặt chúng trở lại cùng 1 bài hoặc trên một mặt trận khác.

Đánh giá Artifact: Dấu chấm hỏi dành cho Valve - Ảnh 4.

Anh hùng cũng xác định những thẻ bài nào bạn có thể chơi, ở đâu và khi nào, phụ thuộc vào màu của chúng. Số thẻ được chia thành 4 màu: đỏ, xanh biển, lam và đen. Mỗi màu đều có một công dụng khác nhau. Thẻ xanh biển niệm phép thuật và khóa thẻ khác, đồng thời tăng sức mạnh đôi chút cho tướng yếu cùng với việc niệm phép quét sạch cả bàn cờ. Thẻ xanh triệu hồi những sinh vật và tăng sức mạnh cho chúng để đánh bại kẻ thù. Thẻ đen tập trung vào việc giết kẻ địch, tăng sát thương và tăng lượng vàng tích trữ. Thẻ đỏ bao gồm những đội quân hung bạo với chỉ số tốt nhằm đánh bại tướng địch vào đầu game. Tuy nhiên, phép thuật của lá bài này thì yếu hơn những lá bài khác.

Đánh giá Artifact: Dấu chấm hỏi dành cho Valve - Ảnh 5.

Bạn chỉ có xuất bài trong 1 bàn nếu tướng có cùng màu bài còn sống, vì vậy vị trí của tướng thì quan trọng hơn những gì mà nó có thể chiến đấu. Việc đặt lá bài trên các bàn thì cực kì quan trọng, đòi hỏi bạn phải đưa ra những quyết định thông mình. Bạn có muốn để anh hùng tiếp theo nằm trên bàn cờ nguy hiểm, nơi nó có thể chết nhưng giúp bạn tạo ra áp lực cho đối phương? Hoặc nằm trên một bàn cờ đang thắng thế, nơi an toàn những chẳng thêm được món lợi gì? Các tướng màu đen và màu xanh biển có nhiều lá bài có thể chơi xuyên xuốt 3 bàn cờ, do vậy để chúng vào bàn cờ bên phải đảm bảo bạn có thể kích hoạt chúng trước khi đối thủ của bạn can thiệp.

Đánh giá Artifact: Dấu chấm hỏi dành cho Valve - Ảnh 6.

Người chơi thay phiên nhau hạ bài cứ mỗi lá cho mỗi lần đi, rồi chạm vào đồng xu để qua lượt khi họ xong. Do vậy người hạ bài đầu tiên trên mỗi bàn cờ sẽ có đủ thời gian cho các lá bài tiếp theo, do vậy, nếu bạn muốn chơi một lá bài mạnh ở bàn kế tiếp như “Enough Magic,” - bỏ qua việc hạ bài và tiến thẳng tới chiến đấu – bạn sẽ phải xem xét là về chiến thuật của mình sau đó, bởi tùy vào cái lợi trước mắt hay lâu dài, thậm chí việc trao đổi những lá bài và hiệu ứng của chúng cũng cần được xem xét.

Đánh giá Artifact: Dấu chấm hỏi dành cho Valve - Ảnh 7.

Việc học cách chơi ban đầu có vẻ sẽ đôi chút khó khăn, mặc dù những hướng dẫn trong game là cực kì hiệu quả. Game đưa bạn qua 2 màn hướng dẫn ở 2 sàn khác nhau với các chiếc lược khác nhau, cho phép bạn học được các cơ chế đơn giản nhất là tìm cách lên kế hoạch để xây dựng bộ bài của mình. Tuy nhiên, khả năng xây dựng bài lại quá nhiều để có thể định lượng với bộ cơ sở. Mô tả trên mỗi lá bài khá dễ hiểu và thường có các hiệu ứng khá đặt biệt. Dota 2 là một trò chơi không ổn định, và Artifact có vẻ những như vậy. Mỗi trận đấu đôi khi lại diễn ra với một phương pháp chơi duy nhất, với những chiến thuật áp đảo là lợi thế để chiến thắng. Thế nhưng hiểu được từng lá bài sẽ chơi thế nào, bạn vẫn có thể khóa chân kẻ thù của mình.