Công nghệ biến sóng wifi thành điện năng, tương lai cày game thoải mái không phải nghĩ rồi!

Tâm Sự Game Thủ  - Theo Helino | 02/02/2019 07:22 PM

Với công nghệ này, bạn chỉ cần kết nối wifi thì điện thoại đã được tự động sạc. Còn gì tuyệt vời hơn nữa nào.

Các nhà khoa học Viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ đã nghiên cứu và tạo ra loại ăng-ten chỉnh lưu, bắt sóng wifi để chuyển thành dòng điện.

Theo kết quả nghiên cứu này, không cần đến pin và cũng không cần đến dây điện, đồ điện tử vẫn có thể có điện để hoạt động.

Công nghệ biến sóng wifi thành điện năng, tương lai cày game thoải mái không phải nghĩ rồi! - Ảnh 1.

Ăng-ten biến sóng wifi thành điện.

Thử nghiệm bước đầu, Anten bắt tín hiệu wifi tạo ra được 40 microwatt điện, đủ để thắp sáng đèn LED hoặc chip silicon. Trong tương lai gần, công nghệ này có thể ứng dụng vào điện thoại thông minh và các thiết bị điện tử mang trên người. Như vậy bạn chỉ cần kết nối wifi thì điện thoại đã được tự động sạc.

Thiết bị có thể chuyển đổi sóng điện từ xoay chiều thành dòng điện một chiều được gọi là rectenna – một loại ăng-ten đặc biệt với khả năng chuyển sóng vô tuyến thành điện năng. Trong buổi thử nghiệm, các nhà khoa học trình diễn loại rectenna hoàn toàn mới, sử dụng ăng-ten tần số vô tuyến linh hoạt để thu nhận sóng điện tử - tính cả những sóng mang "wifi" đến cho điện thoại của bạn – dưới dạng sóng xoay chiều.

Sau đó, người ta nối ăng-ten với một thiết bị đặc biệt phức tạp, làm từ thiết bị bán dẫn 2 chiều, có độ dày chỉ vài nguyên tử. Tín hiệu sóng xoay chiều đi vào thiết bị bán dẫn, được chuyển đổi thành dòng điện một chiều, có thể đưa vào một mạch kín để sạc pin.Bằng cách này, thiết bị thử nghiệm không dùng pin có thể biến thẳng tín hiệu wifi thành dòng điện một chiều, trực tiếp dùng điện đó để vận hành. Chưa hết, các nhà khoa học có thể móc nối thiết bị thành một mạng lưới lớn, cung cấp năng lượng cho cả một khu vực rộng.

Công nghệ biến sóng wifi thành điện năng, tương lai cày game thoải mái không phải nghĩ rồi! - Ảnh 2.

Các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu để nâng cao hiệu suất của Ăng-ten.

Nghiên cứu vừa được đăng trên tạp chí Nature. Hiện các nhà khoa học đang lên kế hoạch cải thiện hiệu quả anten và nghiên cứu các hệ thống phức tạp hơn.