Choáng váng nhìn game thủ CS:GO tay run bần bật sau khi luyện tập

1337  - Theo Trí Thức Trẻ | 03/07/2017 03:40 PM

AdreN – game thủ chuyên nghiệp CS:GO đã khiến fan hâm một “choáng váng” khi nhìn thấy tay anh run bần bật khi luyện tập trên live stream

Đằng sau những hào quang của game thủ chuyên nghiệp, những siêu sao làng eSport luôn phải hy sinh và trả những cái giá khá đắt, thậm chí là cả về sức khỏe. Mới đây, cộng đồng CS:GO thế giới đang truyền tay nhau đoạn clip được quay trên stream của game thủ AdreN đang chơi cho team Gambit. Cụ thể là AdreN luyện tập aim trên stream với cường độ cao đến mức, sau gần 1 phút lắc tâm liên tục với cường độ cao, tay của AdreN đã không ngừng run lên bần bật, chẳng khác gì triệu chứng của bênh Parkinson.

AdreN run tay bần bật sau khi luyện tập với cường độ cao

Các game thủ CS:GO phải bỏ ra từ 8 đến 10 tiếng mỗi ngày để luyện tập ingame nhằm có phong độ tốt nhất, thậm chí là 12 tiếng một ngày nếu như phải chuẩn bị cho giải đấu. Ngoài thiếu ngủ và đòi hỏi não bộ tập trung quá mức, các game thủ CS:GO còn phải đối mặt với một nỗi lo nữa đó chính là chấn thương cổ tay. Do đặc thù của gameplay, tất cả game thủ CS:GO đều phải luyện kỹ năng “aim” và “flick shot” rất khắc nghiệt, liên tục lắc cổ tay để vảy tâm với tốc độ cao, liên tục trong một thời gian training. Chính vì vậy, rất nhiều game thủ đã gặp chấn thương với cổ tay ngay cả khi đang tham gia giải đấu, ví dụ như trường hợp của GuardiaN (team Na`Vi) và Olofmeister (team Fnatic).


Hình ảnh game thủ GuardiaN của team Na`Vi gặp vấn đề với cổ tay ngay khi thi đấu, phải nhờ HLV hỗ trợ

Hình ảnh game thủ GuardiaN của team Na`Vi gặp vấn đề với cổ tay ngay khi thi đấu, phải nhờ HLV hỗ trợ

Rất nhiều những comment như “no pain no gain”, “sự thật về những game thủ chuyên nghiệp”… được đăng tải trên youtube sau khi mọi người chứng kiến cánh tay của AdreN run lên. Có thể nói để đạt được kỹ năng thượng thừa và phong độ ổn định, những game thủ như AdreN đã phải trải qua rất nhiều những cơn đau hay triệu chứng như vậy của tay. Olofmeister của Fnatic đã từng phải nghỉ game đến gần nửa năm để điều trị chấn thương tay và điều đó làm anh đánh mất luôn phong độ của “game thủ CS:GO số 1 thế giới năm 2015.” Cái giá phải trả quá lớn, tuy nhiên nếu không hy sinh, nỗ lực như vậy, không một game thủ nào có thể thành công trong thế giới eSport đầy cạnh tranh.

Đằng sau những danh hiệu vô địch chính là những cơn đau, mồ hôi và nước mắt của những game thủ chuyên nghiệp. Là người hâm mộ, tất cả chúng ta hãy dành cho những game thủ chuyên nghiệp sự tôn trọng và ủng hộ hết mình vì những gì họ cống hiến cho eSport. Phía sau những lời tung hô, khen ngợi về một màn trình diễn thành công, có thể là những di chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của họ cả đời.