Câu chuyện trớ trêu của Esports Trung Quốc, không bao giờ DOTA 2 và LMHT cùng đạt được thành công

A Đồi  - Theo Helino | 14/11/2019 04:30 PM

Liên Minh Huyền Thoại
01/08/2012 NCB: Riot Games NPH:

Dù đều là những bộ môn mà người Trung Quốc cực mạnh nhưng thật trớ trêu khi đất nước tỷ dân này chưa bao giờ có thành công cùng lúc ở cả DOTA 2 và LMHT.

Thời kì vàng son của DOTA 2 Trung Quốc

Cách đây khoảng 10 năm, thời điểm mà chúng ta chỉ có mong mỏi duy nhất là đi chơi điện tử không bị bố mẹ bắt thì ở Trung Quốc, những thần tượng của DotA Allstars thời đó như Burning, Yaphets, Xiao8, 2009... đã thành danh và chinh chiến khắp các giải đấu quốc tế. Nói thế để thấy rằng thể thao điện tử ở Trung Quốc đã phát triển từ rất sớm, họ có thể không có những thứ như tổ chức, giải đấu qui củ như hiện tại nhưng việc game thủ sống bằng việc chơi game đã không còn là hiếm.

Câu chuyện trớ trêu của Esports Trung Quốc, không bao giờ DOTA 2 và LMHT cùng đạt được thành công - Ảnh 1.

Những siêu sao Trung Quốc thời đó như 2009 hay Burning đã là thần tượng của bao nhiều người yêu DotA

Chính sự vượt trội đó đã khiến cho người Trung Quốc áp đảo DOTA 2 thế giới trong hai mùa TI đầu tiên khi một lần họ vào chung kết, một lần là những nhà vô địch khi Invictus Gaming lên ngôi tại The International 2012. Cũng trong khoảng thời gian này, LMHT Trung Quốc cũng bùng nổ và như một lẽ tự nhiên, những đội tuyển đầu tiên của đất nước tỷ dân như IG, Team WE ra đời.

Câu chuyện trớ trêu của Esports Trung Quốc, không bao giờ DOTA 2 và LMHT cùng đạt được thành công - Ảnh 2.

Invictus Gaming của TI2 đã mở ra thời kì vàng son của DOTA 2 Trung Quốc

Tuy nhiên tại CKTG 2012, Trung Quốc là một nỗi thất vọng thực sự khi cả Invictus Gaming lẫn Team WE đều chỉ dừng chân ở Tứ Kết. Sau đó là một chuỗi ngày thất vọng của LMHT Trung Quốc khi họ chả thể vượt qua được cái bóng của người Hàn, thất bại liên tiếp tới với họ tại CKTG. Điều này trái ngược hẳn với DOTA 2 khi Trung Quốc chính là những kẻ thống trị tựa game này trong giai đoạn 2014-2016, thậm chí chính huyền thoại Xiao8 còn phải lên tiếng chỉ trích nền LMHT của nước nhà sau thất bại tại CKTG 2014:

"Việc thua kém về trình độ không phải vì Hàn Quốc chuyên nghiệp hơn, có nhiều team cũng như giải đấu lớn hơn, mà là chính ở thái độ của game thủ. Dừng ngay việc thần thánh hóa team Trung Quốc dùm. Đừng mong đợi hay xin sự tha thứ, bỏ qua cho thành tích thi đấu kém cỏi hay những lý do như môi trường luyện tập không tốt… Sự yếu kém của các người đã tạo nên một vết nhơ cho Liên Minh Huyền Thoại nước nhà nói riêng và eSports nói chung. Trở về nhà và mở của hàng bán hoa quả, đường khiến nền eSports nước nhà bị tổn hại thêm nữa".

Câu chuyện trớ trêu của Esports Trung Quốc, không bao giờ DOTA 2 và LMHT cùng đạt được thành công - Ảnh 3.

NewBee lên ngôi vô địch TI4, năm mà các đội tuyển LMHT Trung Quốc thất bại thảm hại tại CKTG 2014

LMHT thăng hoa và sự suy tàn của DOTA 2 Trung Quốc

Năm 2018, năm đáng lẽ mà người Trung Quốc vô địch TI thì họ lại thất bại thảm hại trước đại diện của Châu Âu là Team OG. Ngược lại thì LMHT Trung Quốc năm đó đã có một năm thành công rực rỡ khi thâu tóm cả hai chức vô địch quan trọng nhất là MSI và CKTG.

Câu chuyện trớ trêu của Esports Trung Quốc, không bao giờ DOTA 2 và LMHT cùng đạt được thành công - Ảnh 4.

Khởi đầu cho sự thăng hoa của LMHT Trung Quốc là thời điểm Uzi và RNG vô địch MSI 2018

Khởi đầu cho sự thống trị này là việc Royal Never Giveup và Uzi phá bỏ được lời nguyền không thể vô địch và chiến thắng tại MSI 2018. Sau đó là hành trình kì diệu và đầy thuyết phục của Invictus Gaming tại CKTG 2018, họ đánh gục đội tuyển mạnh nhất Hàn Quốc năm đó là KT Rolster ở Tứ Kết và cả niềm hi vọng Châu Âu mang tên Fnatic ở trận đấu cuối cùng.

Câu chuyện trớ trêu của Esports Trung Quốc, không bao giờ DOTA 2 và LMHT cùng đạt được thành công - Ảnh 5.

Invictus Gaming đã có một CKTG 2018 đầy thành công, trong khi đó thì PSG.LGD lại thất bại thảm hại trước OG tại TI8

Tới năm nay thì thậm chí DOTA 2 Trung Quốc còn chả có nổi đại diện nào tới với trận chung kết TI9, trong khi đó thì một đội tuyển Trung Quốc khác là Funplus Phoenix lại lên ngôi vô địch CKTG 2019. LMHT Trung Quốc đã từng bước phát triển để có được thành công như hiện tại, họ đầu tư vào những tài năng trẻ, mang những mầm non từ Hàn Quốc sang để đào tạo và những Doinb, Tian hay Crisp là những tuyển thủ trưởng thành từ quá trình này.

Câu chuyện trớ trêu của Esports Trung Quốc, không bao giờ DOTA 2 và LMHT cùng đạt được thành công - Ảnh 6.

Một lần nữa LMHT Trung Quốc lên đỉnh thế giới, lần này thì không còn đại diện nào của DOTA 2 nước này tới trận chung kết TI9

Trong khi đó thì DOTA 2 Trung Quốc lại đang bóp nghẹt chính những tài năng của họ, điển hình nhất là thế hệ xuất sắc nhất họ từng sản sinh ra là Wings Gaming. Trung Quốc hiện tại không còn là những kẻ mạnh nhất trong DOTA 2 nữa, họ không có chiến thuật vượt trội, không có những con người xuất sắc hơn phương Tây, tất cả những gì họ có chỉ là một quá khứ huy hoàng mà thôi.

Kết

Có lẽ sẽ tới lúc thành công của LMHT Trung Quốc thoái trào và DOTA 2 sẽ đi lên. Tuy nhiên không biết nó tới sớm hay muộn trong tình trạng DOTA 2 Trung Quốc khan hiếm tài năng như hiện tại.