Bước đường đi lên đỉnh cao thế giới của Tfue trước khi trở thành kẻ "qua cầu rút ván" đáng ghê tởm

Bắp  - Theo Helino | 02/06/2019 11:59 PM

Làm cách nào mà Tfue có thể trở thành người chơi Fortnite Battle Royale giỏi nhất trên thế giới hiện nay?

Đối với những người chơi chuyên nghiệp, hầu như ai ai cũng theo đuổi giấc mơ được chứng tỏ bản thân mình trên đấu trường esport đầy chông gai và sự cạnh tranh luôn được đặt ở mức độ cao nhất. Họ phải hi sinh rất nhiều thứ, điển hình là việc tiêu tốn ít nhất trên chục tiếng cho một ngày trong gaming house rèn luyện kĩ năng, thậm chí là đến kiệt sức.

Nhưng mọi chuyện có vẻ lại luôn đi theo hướng ngược lại, tích cực hơn nhiều đối với ngôi sao của FaZe Clan, Tfue. Trước khi leo lên ngai vàng của làng Fortnite, anh ta đã dành được vô số các kỷ lục dẫn đầu thế giới trong đa dạng mọi loại game. Dẫu vậy, bản thân Tfue vẫn rất khiêm tốn, thậm chí còn tự mô tả mình rằng, chỉ là mình có kinh nghiệm chứ không hề có chút khéo léo và trí thông minh nào cả.

Bước đường đi lên đỉnh cao thế giới của Tfue trước khi trở thành kẻ qua cầu rút ván đáng ghê tởm - Ảnh 1.

Tfue tên thật là Turner Fidue, từng là một người lướt ván nổi tiếng ở bờ biển Florida đẹp đẽ, thậm chí còn đã từng dành rất nhiều huy chương vàng trong nhiều cuộc thi với nhóm độ tuổi khác nhau. Có thể nói anh đã từng là con người của biển, ngoài ngủ ra thì chỉ có lướt sóng, trượt ván, hay lặn. Sinh ra trong một gia đình với 4 người con, 3 trai và 1 gái, Tfue cũng như những người anh em khác được học và dạy dỗ tại nhà bởi cha mẹ của anh vì họ tin rằng họ có thể làm những gì tốt nhất cho con mình. Cũng nhờ thế mà 2 trong số đó đã sống và làm theo đam mê của mình để rồi thu được sự thành công to lớn. Một trong số đó là Tfue, và người còn lại là anh trai Jack, được biết đến với cái tên Jack 10E đến từ Joogsquad với vai trò sáng tạo nội dung. Nhưng dù danh tiếng của Tfue có nổi như cồn đến đâu vẫn không ảnh hưởng tới sự hạnh phúc vốn có trong gia đình họ, đó cũng là một điều quan trọng cần gìn giữ.

Quay trở lại với Tfue, thậm chí anh còn chẳng chơi game cho đến năm 12 tuổi. Trước đó thì niềm đam mê duy nhất của anh là lướt ván, và phải gọi anh là " người thu thập" huy chương vàng ở mỗi cuộc thi được tổ chức khắp mọi nơi. Và rồi anh cũng hoàn toàn có thể chinh phục được mọi tựa game khi bắt đầu tiếp xúc với nó. Những game đầu tiên mà anh chơi thường được mô phỏng dựa trên niềm đam mê của anh ở ngoài đời thực, có thể kể đến như Kelly Slater Pro Surfer. Sau đó thì dần dần tìm hiểu về các game MMORPG như RuneScape và Toon Town. Đồng hành cùng anh lúc nào cũng có anh trai Jack bên cạnh, ghi lại tất cả mọi thứ, tạo video và đăng lên Youtube. Bất kể hoạt động nào của Tfue đều có anh trai mình đứng đằng sau hậu thuẫn với cái camera nhỏ, phần mềm Windows Movie Maker đơn giản, mặc dù hầu như chẳng ai nhòm ngó gì đến kênh của họ. Nhưng kể cả vậy, họ vào thời điểm đó chỉ là những đứa trẻ, những đứa trẻ vẫn đang mày mò mài dũa kỹ năng của mình để có thể gặt hái trong tương lai.

Trong quãng thời gian từ 12 tuổi đến khi thời điểm Destiny được phát hành, Tfue đã chơi game nghiêm túc hơn bao giờ hết. Rèn luyện và khám phá được các kỹ năng xử lý thông tin, logic, hay kỹ năng tay thông qua Pro Surfer, RuneScape, Halo, rồi là Call of Duty. Và rồi Destiny chính thức phát hành, tức năm Tfue 16 tuổi, kênh Youtube của anh là một kho tàng các kỷ lục với rất nhiều các video speedrun của tựa game này, bao gồm cả video speedrun trong 11 phút 34 giây của tựa game Crota’s End đã thu về gần 200 nghìn lượt xem. Đến tháng 6 năm 2015, Tfue thêm face-cam vào những buổi stream của mình. Kênh của anh lúc nào cũng xoay quanh khoảng 30 người, cũng đã là một con số lớn vào thời điểm đó.

Bước đường đi lên đỉnh cao thế giới của Tfue trước khi trở thành kẻ qua cầu rút ván đáng ghê tởm - Ảnh 2.

Chỉ với một tựa game Destiny thôi, anh đã không biết bao nhiều lần đăng tải video về cách mà mình phá đảo nó, rồi tự phá vỡ kỷ lục speedrun của chính mình, cứ liên tục liên tục và thứ duy nhất chèn vào giữa hàng chục clip Destiny là một mẩu đoạn ghi hình Tfue đang thử thách ăn tiêu Carolina Reaper. Vì sao ư? Thời đó ai cũng vậy mà.

Tất cả những nỗ lực của anh được đền đáp bằng một khoản thu nhập hàng tháng khá nhỏ, nhưng rồi tựa game battle royale xuất hiện như một cơn sóng lớn đang chờ người cưỡi. Và không ai khác, Tfue đã đứng lên, cầm chiếc ván của chính mình và lướt trên con sóng đó. H1Z1 là bến đỗ đầu tiên của anh, với sự kiện ký kết hợp đồng với Denial Esports vào năm 2017, anh chính thức trở thành người chơi chuyên nghiệp. Thậm chí highlight trong game H1Z1 của anh còn đứng thứ 5 trong Battle for the Crown, tiền quảng cáo kiếm được cũng rất khá. Nhưng có một vật cản ngăn chặn sự phát triển của anh lúc bấy giờ, là cái tên mà ai cũng biết trong giới battle royale, đó là Ninja.

Tổng cộng anh kiếm được hàng ngàn đô-la từ H1Z1, và liên tục nhảy ra nhảy vô vị trí top 1 và 2 với Ninja trên bảng xếp hạng. Dẫu sao, với ngần đó tiền vẫn chưa được gọi là nhiều, nhưng những kinh nghiệm trong lúc anh thi đấu như một tuyển thủ chuyên nghiệp thì thực sự là vô giá. Cho đến giữa năm 2017, anh có khoảng vài trăm người xem bất cứ khi nào anh stream. Tfue thậm chí còn lập ra một hội fan, nơi những người xem có thể thưởng thức kỹ năng tuyệt hảo cùng nhân cách thú vị của con người này.

Kế sau đó là PUBG xuất hiện, và đó cũng chỉ là một con sóng to không hơn không kém so với H1Z1, lượng người xem luôn bị đọng lại, không hề có người mới và càng ngày càng mất người cũ. Cũng phải đến khi Fortnite xuất hiện chế độ battle royale, phong cách hoạt hình ngộ nghĩnh với cơ chế chơi game thú vị, nghiễm nhiên nó trở thành sự lựa chọn của Tfue và hơn 10 triệu người chơi khác trên thế giới chỉ sau 2 tuần ra mắt,

Đúng nhất là vào ngày 30 tháng 9 năm 2017, Tfue chơi trận đấu đầu tiên của anh ấy và đã kiếm được 11 mạng, số lượng mạng mơ ước của hàng bao người chơi lúc bấy giờ, kể cả đến những viewer của anh cũng phải thốt lên những từ bất ngờ. Có thể phần lớn cả thế giời vẫn chưa biết đến anh, nhưng khoảng khắc ngay lúc đó đã giúp anh tạo nên một nền tảng vững chãi để rồi sau này xây nên những thành công cao lớn như những tòa tháp mà anh tạo ra trong chính tựa game này vậy.

Càng ngày, lượt xem càng nhiều lên tới hàng nghìn, và một trong lý do giúp anh đạt được điều đó là phá vỡ kỷ lục mạng hạ gục đạt 29 mạng vào 15 tháng 2 năm 2018. Bước nhảy to lớn tiếp theo của anh là việc đụng độ với Ninja – được biết đến như tượng đài của hàng triệu người chơi Fortnite, mà đã là tượng đài thì đồng nghĩa với việc không thể lật đổ. Vậy mà khi Tfue vừa ra khỏi chỗ nấp và cho Ninja một viên đạn vào đầu, nó chẳng khác nào một viên đạn đại bác bắn thẳng vào người xem. Số lượng vẫn ngày càng tăng nhờ vào tài năng của anh, và bước đi tiếp theo của anh mang đầy tính cọ sát là tham gia FaZe Clan vào tháng 4 năm 2018. Một bước đi mạo hiểm, nhưng là những gì anh cần để có thể tăng lượng xem ổn định lên tới 15 nghìn lượt vào tháng 5 sau đó. Cho đến lúc đó, kênh Youtube của anh đã đạt 10 triệu lượt sub, lượng kinh tế dồi dào cũng đi theo ngay sau lưng.

Bước đường đi lên đỉnh cao thế giới của Tfue trước khi trở thành kẻ qua cầu rút ván đáng ghê tởm - Ảnh 3.

Tất nhiên anh vẫn còn việc phải làm, FaZe tuyển anh không chỉ để ngồi chơi không, mà là để đi đánh giải và dành chiến thắng. Cho đến tháng 7, Epic Game chính thức đưa đứa con của mình là Fortnite vào Esport.

Tfue và người đồng đội của mình Cloakzy biến giải Keemstar’s Friday trở thành một nơi để luyện tập. Đôi người chơi này được nhận định có rất nhiều tiềm năng, kết quả là thắng 4 trên tổng số 9 sự kiện và ẵm về mỗi người 10000 USD. Tuy nhiên giải Summer Skirmish mới là mục tiêu hướng tới của họ với tổng trị giá giải thưởng lên tới 8 triệu USD cho 8 tuần thi đấu. Dẫu vậy, Tfue cũng là con người, và đây là bước ngã đầu tiên và đau nhất xuyên suốt sự nghiệp của anh. Với hạng mục chơi solo, anh xếp thứ 7, con số này cũng không khá hơn ở hạng mục đấu đôi. Vào tuần thứ 6, anh vực dậy và đạt thành tích top 2 khi cặp đôi với Yelo. Chung cuộc, có thể đưa cho Tfue một chiếc huy chương bạc nếu không muốn nói là huy chương đồng.

Lý do sâu xa của sự thụt lùi này có thể kể đến những bể phốt ngay trước khi giải đấu bắt đầu, liên quan đến hành động mua bán tài khoản của anh. Rất nhiều người cho rằng anh là một kẻ ngạo mạn, coi thường tựa game mà chính anh đang làm tiền trên nó. Ngay sau đó là một hành động nhằm giải tỏa sự bất bình của cộng đồng. Tfue đã đăng tải một đoạn video với mục đích xin lỗi về những hành vi anh đã làm, cụ thể là việc anh đã hứa không mua bất cứ một skin nào có trong Fortnite từ lâu trước đó, vì vậy anh không thể trải nghiệm một số bản DLC giới hạn, đó là lý do tại sao mà anh đã cố gắng mua một tài khoản để có thể chơi.

Cộng đồng cũng nhận thấy được sự chân thành trong lời xin lỗi của anh, và anh cũng đã làm rõ ràng rằng anh không muốn fan của mình ghét Epic chỉ bởi hành động ban tài khoản. Rồi thì mọi chuyện cũng qua đi, cho đến tháng 8, anh đạt 3 triệu lượt sub trên Youtube, và trở thành một con mồi lớn cho những thằng rỗi hơi. 3 ngày trước khi tuần thứ 6 của giải Summer Skirmish diễn ra, Tfue thông báo rằng anh đã bị hack mặc dù vẫn tuân theo biện pháp "2 bước bảo mật". Cũng hầu như không có tổn thất gì nhiều, nhưng đỉnh điểm là một ngày trước tuần thứ 7 của giải, Tfue bị ban khỏi Twitch trong 2 tuần vì một lý do chưa hề được công bố.

Dự định của anh là livestream trên nền tảng Youtube trong thời gian chờ trên Twitch, nhưng một lần nữa, kênh Youtube của anh lại bị hack và lần này, toàn bộ các video được ghi trong suốt 5 năm sự nghiệp đều bị xóa sổ hoàn toàn. Chúng nhanh chóng trở lại với sự hỗ trợ bên Youtube, nhưng không ít thì nhiều, điều này đã ảnh hưởng đến kết quả thi đấu của Tfue.

Bước đường đi lên đỉnh cao thế giới của Tfue trước khi trở thành kẻ qua cầu rút ván đáng ghê tởm - Ảnh 4.

FaZe đã chăm sóc anh hoàn toàn như một vlogger làm full-time, nhưng giải đấu Summer Skirmish lại là một nỗi thất vọng lớn. Giải đấu Fall Skirmish là cơ hội tốt tiếp theo để Tfue có thể sửa lỗi, với tổng giải thưởng lần này lên tới 10 triệu USD. Trong tuần đầu, anh không thể tham dự vì vấn đề sức khỏe. Rất nhiều fan của anh đã lo lắng rằng có thể anh bị dớp khi tham gia những giải đấu lớn. Tuy nhiên, lần này anh đã vượt qua bằng xếp hạng thứ nhất trong tuần thứ 2, sau 2 tuần, anh lại thắng lần nữa với 37 nghìn USD cho mỗi trận thắng. 

Xuyên suốt sự nghiệp của Tfue, 74 nghìn USD là một con số không chỉ lớn về giá trị, nó tượng trưng cho chiến thắng vinh quang mà cuối cùng, anh cũng đạt được. Trong một năm đó, anh đã kiếm được 6,5 triệu sub trên Youtube, và thứ cuối cùng, mảnh ghép còn thiếu trong sự nghiệp của anh là một danh hiệu đại diện cho một tựa game esport hàng đầu thế giới. Đã đến lúc mà Tfue có thể ngồi lại, tận hưởng cuộc sống an nhàn nhờ vào danh tiếng của mình. Cuộc sống lúc nào cũng sẽ dễ dàng hơn khi nhiều người để ý đến bạn, đặc biệt là trong trường hợp này, đại gia túi tiền không đáy Mr.Beast lúc nào cũng vung vẩy những món tiền khổng lồ chẳng khác mấy món quà là bao.

Cho đến năm 2019 này, ta có thể thấy được sự thoải mái trong cách sống của Tfue nhờ vào nguồn kinh tế khổng lồ mà anh kiếm được. Lấy ví dụ điển hình như chiếc ô tô đầu tiên của anh, Tesla, được mua vào tháng 1.

Thậm chí ngay cả đến Ninja, khi không biết rằng mình đang đối mặt với anh và chịu bại trận, còn thốt lên người chơi phía bên kia màn hình là một thằng hack, không hơn không kém. Ấy vậy, khi biết đó là Tfue, Ninja thay đổi từ "hacker" thành từ "vị thần". Đó lại là một bàn đạp nữa của Tfue.

Tfue bắt đầu có sở thích mới, sở thích mà chỉ có những người giáu có mới có thể làm được: tiêu tiền. Anh đã đăng tải một đoạn vlog của chính anh, tiêu xài hết 1 triệu USD chỉ trong một ngày, bao gồm việc tặng quà cho fan, mua một chiếc ván lướt phản lực, hay thậm chí là mua lại cả một căn nhà bỏ hoang. Hiện cũng có những tin đồn về người bạn gái mới của anh, nhưng nhiều người lại cho rằng, dù có là sự thật đi chăng nữa thì anh chàng ham game này cũng sẽ chia tay một sớm một chiều mà thôi.

Bước đường đi lên đỉnh cao thế giới của Tfue trước khi trở thành kẻ qua cầu rút ván đáng ghê tởm - Ảnh 5.

Đến thời điểm hiện tại, anh đã bỏ qua một số giải đấu như Katowice Royale, với mức tiền thưởng thấp và chỉ tập trung vào công việc streaming của mình. Có ý kiến bảo anh chẳng khác gì một đứa con nít tự cao tự đại. Nhưng số liệu lại không cho thấy điều đó, bởi anh còn có tài ở lĩnh vực kinh doanh nữa. Cho đến cuối tháng 3 vừa rồi, tài khoản stream của anh vẫn vững vàng trong top 10 bảng xếp hạng của nền tảng Twitch. Trong khi hầu hết mọi người đều chuyển dần sang Apex Legend, anh lại vẫn giữ vững việc stream Fortnite. Quyết định đúng đắn khiến lượng sub đạt tới mốc 40 nghìn, trong khi Ninja thì chỉ có 30 nghìn mà thôi.

Tuy nhiên người hâm mộ lại hi vọng rằng, anh sẽ comeback đấu trường chuyên nghiệp vào tháng 7 tới để cạnh tranh món tiền thưởng khổng lồ và béo bở ở World Cup. Và câu hỏi duy nhất đặt ra ở đây là: Tfue muốn bảo vệ danh hiệu đã từng đạt được ở Fall Skirmish đến mức nào?