Bí kíp lên đồ cho Offlaner, vị trí khó nhằn nhất DOTA 2

zhimzhim  - Theo Trí Thức Trẻ | 28/09/2016 02:50 PM

Offlane DOTA 2 là vị trí luôn gặp phải nhiều khó khăn nhất trong giai đoạn đầu game. Đôi khi, ngay cả những game thủ gạo cội lâu năm cũng gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn món đồ sao cho phù hợp và hoàn hảo nhất khi chơi ở vị trí này. Hãy làm theo những bước dưới đây, khi bạn gặp phải rắc rối tương tự.

Đôi lúc câu hỏi lên đồ sao cho đúng cách đã trở nên ám ảnh khá nhiều người chơi DOTA 2, từ những pro cho đến các newbie. Đôi khi, ngay cả những game thủ gạo cội lâu năm cũng gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn món đồ sao cho phù hợp và hoàn hảo nhất trong từng điều kiện. Hãy làm theo những bước dưới đây, khi bạn gặp phải rắc rối tương tự. Tuy nhiên tất cả chỉ mang tính chất tham khảo tương đối, đặc biệt là ở vị trí offlane đầy khó đoán.

Phân tích vị tướng của bạn

Một trong những tiêu chí đầu tiên để lựa chọn món đồ cho hero của bạn phụ thuộc khá lớn vào mục đích của bạn khi lựa chọn hero đó. Nếu đó là những hero được sử dụng với mục đích mở combat như Earthshaker, LC, Sandking… những item như Blink Dagger, Force Staft hay thậm chí là Shadow Blade là những lựa chọn ưu tiên hàng đầu, khi chúng sẽ giải quyết được khâu vị trí và sự bất ngờ.

Ngược lại, nếu nhiệm vụ của bạn chỉ đơn thuần là hỗ trợ đồng đội trong combat, tạo sức ép lên đối thủ hoặc một số mục đích khác như kiểu Nature Prophet, Faceless Void hay Beastmaster, những item như Drums, Vladimir hoặc Mekansm hay Necronomicon có lẽ sẽ trở nên hữu dụng hơn. Cũng có một số hero mang phong cách độc lập, điển hình như Broodmother, Timbersaw hay Lone Druid sẽ lên những món đồ đặc biệt phù hợp riêng với chúng, ví dụ như Bloodstone cho Timbersaw hay Hand of Midas dành cho Lone Druid.

Việc bạn lên item thế nào sẽ phụ thuộc rất nhiều vào mục đích mà vị tướng bạn lựa chọn hướng tới trong trận đấu. Nhưng đó không phải là yếu tố duy nhất.

Phân tích đội hình và cách chia lane của đối thủ

Yếu tố tiếp theo như đã nói ở trên, đó chính là line up cùng cách chia lane của đối thủ. Hãy nghĩ đến những item có khả năng chống lại đối thủ một cách tốt nhất. Đơn cử như với những hero thiếu khả năng disable nhưng lại mạnh mẽ ở khoản nuke damage vật lý như Ursa, Lifestealer hay Juggernaut, Force Staft hoặc Glimmer Cape sẽ là những item có khả năng tạm counter lại chúng.

Tương tự như vậy là những Pipe, BKB khi đối đầu với loại tướng dồn damage phép như Lina hay Zeus. Linken hay Lotus Orb là lựa chọn để counter lại hoàn toàn những hero có thiên hướng bắt lẻ một mục tiêu như Beastmaster hoặc Batrider. Chỉ có 6 slot item, hãy cân nhắc và suy nghĩ kỹ trong cách lựa chọn counter của bạn, tùy theo những trường hợp cụ thể.

Đôi khi, hãy nhìn lane của đối thủ và đánh giá về triển vọng đi đường của bạn. Có những trường hợp quá khó khăn khi đối đầu với đối thủ, nên mua ngay Iron Talon và chui vào rừng càng sớm càng tốt. Đôi lúc có thể khởi đầu với Stout Shield để hạn chế tối đa lượng harass từ phía đối thủ nếu bạn muốn tiếp tục trụ lane.

Lựa chọn item theo tình huống cụ thể

Tùy thuộc vào diễn biến của trận đấu, không phải lúc nào bạn cũng nên build đồ theo xu hướng rập khuôn. Nếu team pick một đội hình tham lam với rất nhiều hero cần farm, hoặc khi gặp phải quá nhiều bất lợi trong quá trình đi đường, hãy tạm gạt bỏ những item tối ưu, thay vào đó hãy hướng tới những trang bị có khả năng counter lại đối thủ.

Lên Cloak nếu phải đối đầu với những vị tướng thiên về phép thuật, Bracer nếu bạn cần thêm stats và cải thiện lượng máu, Wind Lace sẽ cải thiện tốc độ chạy, trong khi Orb of Venom hoặc Blight Stone cung cấp thêm khả năng slow hoặc một ít trừ giáp cho bạn. Nhưng nên nhớ, đừng mua quá nhiều những item dạng này, khi chỉ cần từ 1-2 món là đủ để cung cấp cho bạn những chỉ số căn bản. Luôn tích gold để hướng đến những item lớn cần thiết đầu tiên. Ví dụ hãy giữ gold để lên Blink Dagger mở combat, thứ giúp ích cho bạn rất nhiều thay vì mua một loạt những món đồ nhỏ lẻ kể trên.

Lên đồ trong giai đoạn late game

Hầu hết những tips kể trên đều chỉ phù hợp với early và mid game. Khi trận đấu trôi dần về cuối, bạn càng phải chú ý đến bối cảnh trận đấu để có những phương án lên đồ hợp lý nhất. Nếu team bạn thiếu lượng damage kết thúc, dù đã có một combat đủ đẹp, hãy lên những item để cải thiện sát thương. Nếu cần split push, Necronomicon nên là một trong những lựa chọn đầu tiên.

Trong trường hợp bạn là mẫu hero phụ thuộc nhiều vào ultimate như Faceless Void hay Magnus, Refresh Orb luôn là một trong những item thiết yếu. Đôi lúc, không phải cứ rập khuôn là tốt, tùy theo diễn biến trận đấu, meta game và cả đồng đội lẫn đối thủ của bạn để tìm ra cách lên đồ hoàn hảo và hợp lý nhất cho từng trường hợp cụ thể. Nên nhớ, không có một cách lên đồ nào được gọi là chính xác trong mọi trường hợp.