Bắn chưởng trong anime: Vì sao cứ đứng bên phải là nắm chắc phần thắng?

DS  Thể Thao Văn Hóa | 20/04/2023 04:00 PM

Có một meme nổi tiếng về 2 bên bắn chưởng vào nhau, sau đó phe bên phải sẽ luôn chiến thắng.

Bắn chưởng trong anime: Vì sao cứ đứng bên phải là nắm chắc phần thắng?

Beam Clash hay Beam Struggle là một “trận chiến" rất phổ biến trong những truyện tranh và hoạt hình Nhật Bản. Nó thường xảy ra khi một bên phóng chùm năng lượng mạnh mẽ về phía đối thủ, và bên kia cũng đáp lại bằng đòn tương tự. Hai chùm sáng va chạm với nhau trong khi cả hai bên cố gắng hết sức để áp đảo chùm tia của đối thủ.

photo-1681972137845

Có một meme nổi tiếng về Beam Clash rằng "phe bên phải sẽ luôn chiến thắng". Một số người tin rằng có một quy tắc bí mật về Beam Clash, chủ yếu xuất hiện trong các loại hình nghệ thuật như Anime và Tokusatsu, rằng người ở bên phải màn hình có cơ hội chiến thắng cao hơn đáng kể. Những người ủng hộ giả thuyết này đã đưa ra một số ví dụ để chứng minh cho lập luận của mình.‏

‏Có thể dễ dàng nhận ra rằng trong hầu hết các trường hợp, phe "người tốt" sẽ có cơ hội chiến thắng cao hơn. Điều này dẫn đến câu hỏi: Tại sao nhân vật chính diện thường đứng phía bên phải? Lợi thế bí mật của bên phải là gì? Đây đơn giản chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên hay mọi người đang phản ứng thái quá? Câu trả lời nằm sau một tập tục lâu đời ở Nhật Bản, nơi "bên phải" được coi là có ưu thế còn "bên trái" là vị trí bất lợi.

photo-1681972933594

Một giả thuyết được đưa ra dựa trên văn hóa kịch sân khấu với lịch sử phong phú và lâu đời ở xứ sở hoa anh đào. Kể từ vở kịch sân khấu đầu tiên được Takarazuka giới thiệu vào năm 1914, các rạp hát công cộng dần trở nên phổ biến và tiếp tục phát triển tới ngày nay. Trong hơn 100 năm phát triển, vô số những chuẩn mực văn hóa đặc sắc đã ra đời.

‏Một trong số đó phải kể đến sự phân biệt giữa "Uwate" và "Shitate". "Uwate" dùng để chỉ sân khấu phía bên phải theo góc nhìn của khán giả và "Shitate" dùng để chỉ sân khấu bên trái. Những từ này được sử dụng để diễn viên tránh nhầm lẫn không biết phía nào đang được đề cập đến. Trong tiếng Nhật, "Uwate" và "Shitate" cũng có nghĩa là giỏi hoặc không giỏi một việc gì đó. 

photo-1681973565811

Hình ảnh giải thích cho Uwate và Shitate trong nghệ thuật sân khấu kịch.

 Ngoài ra còn có một phong tục trong các vở kịch sân khấu, nhân vật chính diện sẽ đi vào từ phía "Uwate" (phải), còn nhân vật phản diện đi vào từ phía "Shitate" (trái). Dựa trên nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, các chuyên gia sân khấu đưa ra kết luận rằng, các nhân vật ở phía bên trái sẽ để lại ấn tượng tiêu cực hơn, trong khi đó các nhân vật ở phía bên phải sẽ có ấn tượng tích cực. Những quy ước này đã được sử dụng trong văn hóa sân khấu Nhật Bản nhiều năm, thậm chí còn được tham khảo và sử dụng trong các bộ phim truyền hình và anime. ‏

‏Về lý do tại sao mọi người có xu hướng nghĩ rằng "phía bên phải tích cực hơn", đạo diễn phim hoạt hình nổi tiếng người Nhật, người tạo nên series Mobile Suit Gundam đình đám, Yoshiyuki Tomino, cho rằng đó là vì trái tim nằm ở phía bên trái của cơ thể con người. Vậy nên, chúng ta sẽ có xu hướng phòng thủ những người ở bên trái. Hầu hết mọi người đều thuận tay phải, điều này khiến việc tự vệ trước những người ở phía bên phải dễ dàng và thoải mái hơn. Khi cả hai bên đều có mối đe dọa, người ta sẽ nhạy cảm hơn với những người đến từ phía bên trái và có ấn tượng tiêu cực về họ.‏

photo-1681973346610

Một cách lý giải tương tự khác nằm ở trình tự đọc truyện tranh Nhật Bản là từ phải sang trái. Khi xuất hiện một cảnh Beam Clash, trang bên phải sẽ được nhìn thấy trước và để lại nhiều ấn tượng hơn cho người đọc. Trong hầu hết các trường hợp, nhân vật chính diện sẽ được ưu ái giao cho vị trí này và đương nhiên họ sẽ giành chiến thắng. Không chỉ vậy, các nhân vật thuận tay phải có thể hiển thị nhiều chi tiết trên khuôn mặt hơn khi đứng phía bên phải. Nếu đứng ở bên trái, chính chùm sáng sẽ chắn tầm nhìn hoặc nhân vật có thể phải quay lưng lại với người xem.‏

‏Tóm lại, câu đùa "lẽ phải luôn chiến thắng" trong các trận Beam Clash có lẽ đã được bắt đầu từ chính văn hóa sân khấu và thứ tự đọc truyện tranh của người Nhật. Những suy luận này đã góp phần tạo nên chiến thắng cho những nhân vật một lòng hướng về "lẽ phải".‏