Attack on Titan: Kế hoạch của Eren Jeager, kẻ sẵn sàng làm tất cả chỉ để đạt được điều mình muốn

Kynava  - Theo Helino | 19/09/2019 02:00 PM

Du hành thời gian trong Attack on Titan thực sự là thế nào? Tại sao Eren có thể khiến Grisha thấy được tương lai?

Không chỉ là Zeke và Grisha, mà chapter 121 của Attack on Titan còn khiến cả độc giả khiếp sợ khi cho thấy bản chất thật sự của Eren Jeager, kẻ sẵn sàng vấy tay mình với máu để có thể có được những điều mình muốn.

Attack on Titan: Kế hoạch của Eren Jeager, kẻ sẵn sàng làm tất cả chỉ để đạt được điều mình muốn - Ảnh 1.

Đầu tiên, việc đặt ra khả năng du hành thời gian và thay đổi quá khứ trong Attack on Titan có thể đã khiến cho câu chuyện trở nên quá phức tạp và hack não đối với nhiều người đọc. Điều này cũng khá dễ hiểu bởi vì những thuyết tương đối về thời gian không gian luôn là một chủ đề hấp dẫn, nhưng cũng đồng thời gây ra rất nhiều tranh cãi và ý kiến trái chiều.

Để giải thích cho vấn đề du hành thời gian trong Attack on Titan, thì người viết muốn giải thích sơ qua về khái niệm du hành thời gian nói chung trước. Các giả thuyết du hành thời gian tuy rất hấp dẫn, nhưng thực sự thì nó cũng chỉ mang tính giả thuyết và dự đoán, chứ không hề có tính xác thực nào cả, bởi lẽ chưa từng có ai từng du hành thời gian. Chính vì lẽ đó, đa số các giả thuyết du hành thời gian mà các độc giả ngộ nhận đều lấy từ những tác phẩm văn học, hoặc phim ảnh, trò chơi điện từ có sử dụng đến yếu thời du hành thời gian.

Attack on Titan: Kế hoạch của Eren Jeager, kẻ sẵn sàng làm tất cả chỉ để đạt được điều mình muốn - Ảnh 2.

Cũng chính vì thế, mỗi một tác phẩm lại có những lý thuyết và quy luật thời gian riêng của nó, và không thể lấy cái này rồi áp dụng cho cái kia, điều đó là vô lý khi các tác phẩm này nằm ở những vũ trụ khác nhau.

Một vài ví dụ điển hình có thể thấy, đó là việc du hành thời gian trong các bộ Manga như Doraemon, hay các tác phẩm văn học Mỹ hiện tại như Harry Potter và thậm chí là các tác phẩm điện ảnh để đời như Back to the Future (Quay Về Tương Lai), Time Cops (Cảnh Sát Thời Gian), Terminator (Kẻ Hủy Diệt) của Hollywood, tất cả khái niệm dù hành đều khác nhau tùy thuộc vào ý đồ của tác giả và biên kịch.

Hay gần đây nhất, siêu phẩm công phá màn ảnh của Marvel là Avengers: Endgame với kế hoạch quay ngược thời gian nhằm lấy các Viên Đá Vô Cực để hồi sinh một nửa vũ trụ và đánh bại Thanos cũng đã đề cập đến vấn đề này. Khái niệm du hành thời gian trong vũ trụ Marvel là hoàn toàn khác, chưa kể các nhân vật trong phim còn liên tục nhắc đi nhắc lại việc khái niệm du hành thời gian trong các phim ảnh ngày xưa của Hollywood đều là lố bịch, vớ vẩn và không có ý nghĩa.

Attack on Titan: Kế hoạch của Eren Jeager, kẻ sẵn sàng làm tất cả chỉ để đạt được điều mình muốn - Ảnh 3.

Cho đến thời điểm hiện tại, thì chúng ta có khoảng 3 giả thuyết chung nhất về khái niệm du hành thời gian.

Đầu tiên, và có lẽ cũng nổi tiếng nhất, đó là khái niệm Vòng Lặp Thời Gian trong phim Back to The Future. Trong phim này, biên kịch đặt ra lý thuyết rằng, việc đi ngược về quá khứ và thay đổi quá khứ sẽ tác động đến tương lai. Nhưng bởi vì tương lai đó cần có quá khứ cũ mới có thể xảy ra và cuối cùng là tạo ra vòng lặp vĩnh viễn.

Ví dụ như bạn quay về quá khứ để ngăn bố mẹ bạn gặp nhau, dẫn đến việc bạn chưa từng sinh ra ở tương lai, nhưng nếu bạn chưa từng sinh ra, thì cũng chẳng có ai quay về quá khứ để ngăn cản bố mẹ bạn sinh ra bạn, và cứ thế vòng lặp sẽ lặp đi lặp lại vĩnh viễn. Đây cũng là khái niệm du hành thời gian bị chỉ trích nhiều nhất.

Attack on Titan: Kế hoạch của Eren Jeager, kẻ sẵn sàng làm tất cả chỉ để đạt được điều mình muốn - Ảnh 4.

Giả thuyết thứ hai, đó là khái niệm Đa Vũ Trụ, thường gặp nhất trong những bộ truyện của DC hoặc Marvel. Đối với giả thuyết này, thì khi bạn quay về quá khứ để thay đổi quá khứ, thì thay vì thay đổi tương lai, nó sẽ tạo ra một nhánh thời gian khác, hay là một vũ trụ khác, không liên quan đến dòng thời gian hiện tại.

Ví dụ như bạn quay về quá khứ và ngăn bố mẹ bạn gặp nhau, thì nó sẽ tạo ra 2 dòng thời gian, một là bạn sẽ không bao giờ được sinh ra, và một kia là vẫn xảy ra bình thường, chỉ trừ việc thời điểm bạn quay về quá khứ cũng là khi bạn biến mất. Việc thay đổi này có thể tạo ra rất nhiều những dòng thời gian, vũ trụ khác nhau, và nó không hề có vòng lặp.

Attack on Titan: Kế hoạch của Eren Jeager, kẻ sẵn sàng làm tất cả chỉ để đạt được điều mình muốn - Ảnh 5.

Cuối cùng, và cũng là khái niệm được dùng trong Avengers: Endgame, Harry Potter, đó là lý thuyết "Thay Đổi Quá Khứ Không Ảnh Hưởng Đến Tương Lai". Đối với giả thuyết này, thì bạn không có vòng lặp, cũng không có đa vũ trụ, đơn giản thì dòng thời gian hiện tại của bạn vẫn chỉ có chính nó, việc bạn quay về quá khứ, sẽ khiến cho quá khứ đó trở thành hiện tại, còn hiện tại trước đó sẽ thành quá khứ, và nó không thể bị thay đổi được nữa, dòng thời thời gian vẫn được giữ cố định và đơn giản là tiếp tục được diễn ra mà thôi.

Việc thay đổi quá khứ đó cũng chỉ đơn giản là một sự kiện ĐÃ xảy ra ở quá khứ, góp phần tạo ra tương lai ở hiện tại. Về ví dụ thì các bạn có thể xem ngay Avengers Endgame để thấy rõ hơn.

Attack on Titan: Kế hoạch của Eren Jeager, kẻ sẵn sàng làm tất cả chỉ để đạt được điều mình muốn - Ảnh 6.

Nói tóm lại, đối với Attack on Titan thì giả thuyết du hành thời gian của nó là nằm ở giả thuyết thứ ba kia, tức là cùng kiểu với Avengers Endgame, chứ không hề có liên quan đến vòng lặp thời gian hay dòng thời gian khác, hay đa vũ trụ gì cả.

Đối với dòng thời gian cố định của Attack on Titan, thì cả quá khứ lẫn tương lai đều không thể bị thay đổi. Nói một cách dễ hiểu, thì cho dù hiện tại ở chapter 121, mặc dù bạn đang thấy Eren tác động đến quá khứ thông quá việc cho Grisha nhìn thấy kí ức ở tương lai bằng năng lực của Titan Tiến Công, đồng thời ép buộc Grisha phải thảm sát nhà Reiss nhằm có được Thủy Tổ, thì tất cả những việc đó ĐỀU ĐÃ XẢY RA trong quá khứ, để đẫn đến tương lai ở chap 121 rồi.

Attack on Titan: Kế hoạch của Eren Jeager, kẻ sẵn sàng làm tất cả chỉ để đạt được điều mình muốn - Ảnh 7.

Vậy làm sao mà Titan Tiến Công có thể làm điều đó, bản chất thật sự của năng lực "nhìn thấy kí ức trong tương lai của người kế nhiệm" là gì. Giờ người viết sẽ giải thích đầy đủ để giải đáp cho những khúc mắc của các bạn độc giả.

Sức mạnh của Titan Tiến Công mặc dù được xác nhận rằng, đó là người nắm giữ Titan Tiến Công có thể nhìn thấy được kí ức của người kế nhiệm nó, tất nhiên người kế nhiệm này là ở tương lai, và kí ức của họ sẽ được xem là "nhìn thấy được tương lai". Nhưng cần chú ý rằng, việc nhìn thấy kí ức này chỉ như nhìn thấy một đoạn phim đã xảy ra dù đó là tương lai hay quá khứ, chứ không thể nào tác động đến được.

Attack on Titan: Kế hoạch của Eren Jeager, kẻ sẵn sàng làm tất cả chỉ để đạt được điều mình muốn - Ảnh 8.

Sức mạnh của Titan Tiến Công không có khả năng thay đổi quá khứ, mà chỉ cho người đó thấy được một hoặc vài phần kí ức ở người kế nhiệm tương lai. Đó cũng chính là lý do vì sao Eren Kruger khi nhắc đến tên Armin và Mikasa đã hỏi đây là kí ức của ai, bởi vì kí ức này là ở tương lai, tức của Eren, chứ không phải từ những người kế thừa tiền nhiệm trước đó.

Thế thì làm sao Eren lại có thể tác động đến quá khứ như ở chap 121 đã cho ta thấy, đó là nhờ Titan Thủy Tổ và Zeke Jeager, chứ không phải vì Titan Tiến Công của Eren. Đối với lịch sử xuyên suốt hơn 1900 năm của dân tộc Eldia và 121 chap truyện, nhờ tất cả các yếu tố sau hội tụ lại mà Eren mới có thể tác động đến Grisha và điều khiển được Grisha từ quá khứ, nhờ đó tạo ra tương lai mà cậu đã nhìn thấy khi hôn lên tay của Historia trước đây.

Attack on Titan: Kế hoạch của Eren Jeager, kẻ sẵn sàng làm tất cả chỉ để đạt được điều mình muốn - Ảnh 9.

Những điều kiện để Eren có thể làm thế, đó là:

- Titan Tiến Công

- Titan Thủy Tổ.

- Chạm vào được một Titan có dòng máu hoàng tộc. (Zeke)