Âm nhạc trong game: Những điều game thủ vẫn còn chưa biết

Nút Chuối  - Theo Trí Thức Trẻ | 29/08/2016 0:00 AM

Âm nhạc, thứ gián tiếp tạo ra sức hút của một tựa game, lại là thứ nhiều game thủ Việt chúng ta còn lỡ bỏ qua

Là một game thủ, chắc chắn đã từng có lần bạn phải thổn thức với những bản nhạc có lúc hoành tráng, có lúc lại xao xuyến mà những người nhạc sỹ đại tài đã bỏ công sức để sáng tác. Cùng với đó là những âm thanh tuyệt diệu trong game, thứ mà đôi khi những chuyên gia lồng tiếng của Hollywood đã làm việc nghiêm túc chẳng kém gì so với những bộ phim bom tấn đang làm mưa làm gió tại các rạp chiếu phim.

Nếu liệt kê ra đây những bản nhạc đã từng đi cùng tuổi thơ biết bao thế hệ game thủ Việt, chúng ta sẽ có một bản danh sách mà có lẽ nghe đến... sang năm cũng chưa hết. Chính vì thế, hãy cùng nhau thưởng thức lại một tuyệt phẩm với bất kỳ game thủ hâm mộ Final Fantasy nào, đó chính là Eyes On Me, bản nhạc được sáng tác bởi huyền thoại Nobuo Uematsu, với sự thể hiện của danh ca Vương Phi:

Eyes On Me - Final Fantasy VIII

Ở thời điểm nhiều game thủ Việt còn mải chơi game vì hình ảnh đẹp, thì một phần bản sắc không thể tách rời của những trò chơi điện tử các bạn đang chơi từng ngày từng giờ lại gần như bị lờ đi. Năm ngoái, bản thân tôi đã phải há hốc mồm vì kinh ngạc trước âm thanh cũng như âm nhạc của Assassin's Creed Syndicate.

Bàn tay tài hoa của Austin Wintory tuy chưa vượt qua được những cái tên như Hans Zimmer hay Gregson-Williams, nhưng bạn sẽ được trải nghiệm những bản nhạc tuyệt vời, y hệt như lúc ngồi trước màn hình TV xem bộ phim truyền hình Sherlock vậy. Phải nói, nhạc có thể không xứng tầm kiệt tác, nhưng nó lại hợp với bối cảnh game hơn bao giờ hết.

Waltzing on Rooftops and Cobblestones - ACS

Bạn hãy thử làm một thử nghiệm nhỏ là chơi game và tắt âm thanh đi nhé. Bạn sẽ thấy điều gì? Từ đó bạn sẽ hiểu được sự quan trọng của âm thanh trong game. Hình ảnh cho phép bạn biết điều gì đang xảy ra còn âm thanh sẽ cho bạn cảm nhận và mường tượng về ý nghĩa của những sự vật, hiện tượng ấy.

Khi quả bóng đập vào vật hứng nó phát ra tiếng kêu "bing" hay khi bị trược nó kêu "ủn" đã khiến cho trò chơi sinh động hẳn lên. Tất nhiên thực tế phức tạp hơn nhiều. Một game có muôn vàn hiệu ứng âm thanh mà bạn có thể kiểm chứng bằng cách chơi và đếm chúng. Điều đó để khẳng định rằng. Âm thanh là một phần không thể thiếu trong game và là một công việc rất cực nhọc không khác gì các nghề còn lại. Bạn nên nhớ rằng đây là nghề cũng được yêu cầu làm fulltime như các ngành khác.

Để hiểu hơn tôi sẽ mô tả cho bạn một ngày làm việc của người chuyên về âm thanh để cảm nhận được đó không phải là việc nhàn hạ. Có muôn vàn điều để làm trong một ngày với các việc như: Thiết kế hiệu ứng âm thanh, kết hợp âm thanh, âm thanh phụ đạo, nhạc nền, chỉnh sửa nhạc, ghi âm giọng nói, chỉnh sửa, chuẩn hóa, ghi âm những vị trí trên thực tế để đưa vào game, lên kế hoạch cho âm thanh, phát triển âm thanh phù hợp với game.

Muốn có âm thanh tốt người làm âm thanh phải có nơi làm việc chuyện dụng họ thu lại tất cả các âm thanh thực muốn sử dụng ví dụ: tiếng kiếm, tiếng xe cộ, tiếng còi tàu, tiếng xôn xao bàn tán.... muôn vàn âm thanh cần sử dụng. Để quản lý công việc tốt một người làm về âm thanh có kinh nghiệm sẽ làm như sau: Việc đầu ngày là kiểm tra mail và liệt kê ra những gì phải làm trong ngày. Đồng thời suy nghĩ luôn những gì phải viết ra trước khi trở về nhà sau một ngày làm việc.

Sau đó mọi người trong team sound sẽ gặp mặt với nhau để nói về những công việc sẽ làm đối với game đang phụ trách để thấy rằng mọi tất cả đều OK. Mọi người sẽ kiểm tra bằng cách lắng nghe các sản phẩm âm thanh đã được làm cùng nhau và đưa ra lời nhận xét đối với từng cảnh trong game, kiểm tra xem tất cả những âm thanh có phù hợp với nhau hay không. Sau đó mọi người về phòng và làm tiếp những công việc của từng thành viên. Khi mọi người hạnh phúc với thành quả làm việc của của mình.

Lúc này cần công cụ để kiểm định lại chất lượng âm thanh và độ phù hợp trong trò chơi bằng các công cụ phân tích xử lý để tạo âm thanh chuẩn. Công việc làm âm thanh luôn gắn liền với game. Từng phân đoạn phải được lắp ráp một cách chính xác và phù hợp nhất. Khi mọi chuyện tương đối ổn định. Người làm âm thanh sẽ lồng tiếng cho từng cảnh trong trò chơi.

Không chỉ riêng âm nhạc, mà âm thanh game nói chung, mà cụ thể hơn có cả giọng lồng tiếng của các diễn viên cũng tạo ra một bầu không khí riêng cho người chơi. Hình ảnh game có thể không đẹp, nhưng câu chuyện và giọng nói của chính nhân vật sẽ khiến người chơi bị cuốn hút vào diễn biến của game, à dĩ nhiên với điều kiện bạn không tắt loa vì mải chơi đêm, hoặc ít nhất là đeo tai nghe để thưởng thức trọn vẹn vẻ đẹp của game, chứ không chỉ ngồi chơi "câm" trước màn hình máy tính.

Nhắc nhân vật lồng tiếng, có lẽ sẽ là thiếu sót khi chúng ta không xem lại một trong những đoạn hội thoại mà bản thân tôi nghĩ là "bá" nhất trong sự nghiệp của anh chàng Troy Baker, qua đó diễn tả sự điên cuồng của Pagan Min, "trùm cuối" của tựa game: "Tao đã nhớ rất rõ, ra lệnh cho chúng bay dừng cái xe bus, chứ không phải bắn nó..."

FarCry 4 Opening

Và để kết thúc bài viết, một lần nữa tôi sẽ sử dụng video clip để mô tả sự chỉn chu, cẩn thận trong việc thực hiện nhạc nền cho game, ở đây không gì khác chính là DOTA 2, siêu phẩm mà người Việt ai cũng biết tới. Một bản nhạc nền được cả dàn nhạc giao hưởng thu âm, ngay trong nhà nguyện của đại học Bastyr, Mỹ. Phải khẳng định lại một lần nữa, những dự án game bom tấn không bao giờ bị lơ là phần âm thanh. Chúng chơi có thể tệ, nhưng nhạc nền và tiếng động luôn là thứ không thể nào bỏ qua.

DOTA 2 Reborn OST