7 tựa game tệ hại kinh khủng mà bạn tuyệt đối không nên chơi dù chỉ 1 lần

Dr.Jackal  - Theo Trí Thức Trẻ | 14/02/2017 06:30 PM

Không phải mọi game được sản xuất đều đạt chất lượng tuyệt vời và sau đây là danh sách một vài tựa game tệ kinh khủng mà bạn tuyệt đối không nên chơi.

Kể từ khi ra đời cho tới nay, video game đã trở thành một nền tảng giải trí vô cùng giá trị và “mua vui” cho chúng ta trong nhiều thập kỷ qua. Nó là cánh cách dẫn tới những thế giới tưởng tượng tuyệt vời, giúp người tạm chơi quên bị bao nỗi phiền muộn và rắc rối ở cuộc cống thực. Ngày nay, video game đã tiến hóa trở thành một ngành công nghiệp khổng lồ và là một nền tảng tiêu chuẩn kết nối bạn một cách sâu sắc với các nhân vật trong môi trường ảo.

Từ những câu chuyện xuất sắc cho tới những thế giới rộng lớn độc đáo, game bây giờ có thể dấn dắt bạn vào một cuộc phiêu lưu mà không một nền tảng giải trí nào khác có thể làm được. Tuy nhiên, không phải mọi game được sản xuất đều đạt chất lượng tuyệt vời như thế và sau đây là danh sách một vài tựa game tệ kinh khủng mà bạn tuyệt đối không nên chơi.

Rogue Warrior

Được phát triển bởi Rebellion Developments và phát hành dưới lá cờ của Bethesda Softworks trong năm 2009, “Rogue Warrior” là một game bắn súng FPS dành cho cả ba nền tảng Xbox 360, PS3 và Microsoft Windows. Tựa game này đã nhận cả rổ bài đánh giá tiêu cực sau khi phát hành, phê bình từ cơ chế điều khiển, nội dung ngắn, chế độ multiplayer cực giới hạn, tính năng chiến đấu cho tới lời thoại văng tục mà không vì mục đích gì cả.

Thor: God of Thunder

Tựa game ăn theo bộ phim của Marvel Studios này được phát hành bởi Sega và được phát triển bởi Liquid Entertainment, Red Fly Studios và WayForward Technologies cho nhiều hệ thống khác nhau. “Thor: God of Thunder” đã được phát hành trong tháng 5/2011 dành cho Nintendo DS, PlayStation 3, Wii, Xbox 360 và Nintendo 3DS. Hầu hết những bài đánh giá dành cho sản phẩm này đều rất tệ, ví như 39/100 trên Metacritic, 2/10 theo ý kiến của GameSpot, chỉ trích từ khía cạnh đồ họa cho tới nội dung gameplay nhàn chán.

Duke Nukem Forever

“Duke Nukem Forever” là sản phẩm thứ tư thuộc thương hiệu ăn khách “Duke Nukem” và là phiên bản sequel cho “Duke Nukem 3D” ra mắt năm 1996. Được phát hành bởi 2K Games, nó được phát triển bởi sự tập hợp của bốn studios khác nhau nhưng tiếc là vẫn mang đến một “mớ rác” không hơn không kém. Trò chơi này đã hứng chịu những bài đánh giá rất tiêu cực, chỉ trích từ cơ chế điều khiển lạc hậu, sự hài hước nặng tính xúc phạm, thời gian tải dữ liệu lâu và cả thiết kế lỗi thời.

50 Cent: Bulletproof

Tựa game này được phát hành trong năm 2005 và được phát triển bởi Genuine Games kết hợp Interscope dành cho các hệ thống PlayStation 2, Xbox. Nhân vật chính của nó là rapper nổi tiếng 50 Cent và kể câu chuyện anh ta thực hiện một cuộc báo thù đẫm máu tới kẻ đã ám hại mình. Ở thời điểm ra mắt, trò chơi này chỉ nhận được những bài đánh giá trung bình, với một số lời khen ngợi về cốt truyện nhưng chê bai cơ chế gameplay nghèo nàn.

Ashes Cricket 2013

“Ashes Cricket 2013” là một trong những tựa game thất bại thảm hại nhất thời gian đây. Ban đầu, nó còn được lên kế hoạch phát hành cho các hệ thống console PlayStation 3, Xbox 360 và Wii U, nhưng do phiên bản PC quá dở mà từ bỏ luôn kế hoạch ban đầu. Trải qua một quá trình phát triển và phát hành đầy rắc rối, sản phẩm đã được phát hành vào tháng 11 năm 2013 và sớm phải thu hồi bởi quá nhiều phản hồi tiêu cực về mặt chất lượng của cộng đồng người chơi. Thậm chí nhà phát hành 505 Games đã phải đưa ra lời xin lỗi và hoàn trả lại tiền cho khách hàng.

Fighter Within

“Fighter Within” là một sản phẩm độc quyền cho Xbox One và hỗ trợ hệ thống cảm ứng chuyển động Kinect. Nó được phát triển bởi hãng Daoka và phát hành bởi Microsoft vào ngày 22/11/2013. Chẳng bao lâu sau khi phát hành, “Fighter Within” đã được đưa vào danh sách những game đối kháng tệ nhất trong lịch sử, phê phán từ cơ chế gameplay nông cạn cho tới cốt truyện sến và nực cười. Với điểm số 23/100 trên Metacritic, nó là tựa game có điểm thấp thứ hai của hệ thống Xbox One.

Lichdom: Battlemage

Được phát triển bởi Xaviant và phát hành cho PC trong tháng 8 năm 2014, tuy nhiên phiên bản console của nó lại được phát hành trong tháng 4 năm 2016 và phát triển bởi Maximum Games, “Lichdom: Battlemage” lọt vào danh sách này bởi phiên bản chuyển sang console quá tệ của nó. Trong khi bản PC ban đầu nhận được đánh giá trung bình, có khen một số yếu tố như câu chuyện, đồ họa, lồng tiếng nhân vật, và có chê bai yêu tố lặp đi lặp lại, phiên bản console gặp phải rất nhiều lỗi kỹ thuật đồ họa như không đạt nổi 15fps, thường xuyên bị vỡ hình.

Theo Fraghero

14 thú nuôi vĩ đại nhất, tuyệt vời nhất trong thế giới video game