7 cách để chứng minh Trái Đất là hình cầu (mà không phải phóng vệ tinh)

Nguyễn Tuấn Tài  - Theo Trí Thức Trẻ | 30/09/2017 11:26 AM

Gần đây rộ lên tin tức một anh rapper da màu tên B.o.B đang kêu gọi vốn trên GoFundMe với số tiền 1 triệu USD để tự phóng "một hay nhiều" vệ tinh lên quỹ đạo, nhằm chứng minh Trái Đất có dạng phẳng

Gần đây rộ lên tin tức một anh rapper da màu tên B.o.B đang kêu gọi vốn trên GoFundMe với số tiền 1 triệu USD để tự phóng "một hay nhiều" vệ tinh lên quỹ đạo, nhằm chứng minh Trái Đất có dạng phẳng. Hiện tại, chiến dịch đã gây được số quỹ là 2.481 USD.

May mắn thay, có rất nhiều cách rẻ hơn để chứng minh Trái Đất là hình cầu chứ không phải mặt phẳng giống như chàng rapper kia vẫn nghĩ... Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 7 cách để chứng minh Trái Đất hình cầu (mà không phải phóng vệ tinh lên quỹ đạo).

Đi đến một bến cảng

Hãy ngắm một con tàu đang ra khơi. Nếu Trái Đất bằng phẳng, bạn sẽ thấy rằng con tàu nhỏ dần nhỏ dần rồi biến mất. Nghe qua thì có vẻ hợp lý, nhưng hãy để ý kỹ hơn nhé. Khi nhìn một con tàu đang ra khơi, đúng là con tàu sẽ dần biến mất khỏi tầm mắt, nhưng đầu tiên bạn sẽ thấy phần vỏ tàu bên dưới biến mất trước, sau đó dần dần là đến cột buồn, và cuối cùng là biến mất hoàn toàn. Từ đó có thể khẳng định rằng, Trái Đất rõ ràng phải "cong" một chút thì hiện tượng này mới có thể xảy ra. Đúng không?

Nhìn vào các ngôi sao

Triết gia Hy Lạp Aristotle là người đầu tiên tìm ra điều này năm 350 trước CN, đến nay nó vẫn không thay đổi - giống như chân lý Trái Đất hình cầu vậy!

Các chòm sao khác nhau sẽ xuất hiện (có thể nhìn thấy) ở các vĩ độ khác nhau. Hai ví dụ điển hình nhất là chòm sao Big Dipper và Southern Cross. Chòm sao Big Dipper là một chòm bao gồm 7 ngôi sao trông như một cái muôi múc canh, nó luôn xuất hiện từ vĩ độ 41 độ Bắc hoặc hơn, dưới 25 độ Nam thì bạn sẽ không thể nhìn thấy nó.

Nếu Trái Đất phẳng, thì chúng ta có thể nhìn thấy các chòm sao dù ở bất cứ đâu, chỉ cần tăng cường độ của kính viễn vọng mà thôi. Nhưng hiện tượng trên chứng minh rằng, Trái Đất phải hình cầu thì chúng ta mới bị "khuất tầm nhìn" như vậy.

Dựa vào nguyệt thực, nhật thực

Aristotle đã củng cố thêm quan điểm Trái Đất hình cầu bằng cách quan sát nguyệt thực, bóng của Trái Đất khi hiện trên bề mặt của Mặt Trời có đường cong. Aristotle đã trực quan hóa cái bóng cong của Trái Đất và suy ra Trái Đất có hình tròn - hay đúng hơn là hình cầu.

Nhật thực cũng chứng minh rằng Trái Đất, mặt trăng và các ngôi sao là các vật thể có quỹ đạo xoay quanh nhau. Nếu Trái Đất là một mặt phẳng giống như một cái mâm, các hành tinh và các ngôi sao chỉ là những hạt cát lấp lánh bay lơ lửng phía trên Trái Đất thì hiện tượng nhật thực toàn phần xảy ra vào tháng 8 năm 2017 ở Mỹ khá là... khó giải thích.

Trèo lên một cái cây

Một minh chứng khá rõ ràng mà bạn có thể tự thực hiện khác. Ai cũng biết rằng: lên càng cao thì nhìn càng xa. Nếu Trái Đất phẳng, thì dù bạn leo cao bao nhiêu thì cũng chỉ nhìn được cùng một khoảng cách. Chỉ khi Trái Đất hình cầu thì càng leo cao bạn mới càng nhìn xa hơn.

Bởi độ cong của Trái Đất đã hạn chế tầm nhìn của bạn (chỉ khoảng 5 km), trừ khi bạn leo lên một cây thật cao, một tòa nhà hoặc một ngọn núi thì góc nhìn của bạn sẽ được tăng lên, làm bạn nhìn được xa hơn.

Bay vòng quanh thế giới

Có lẽ chi phí để làm điều này sẽ khá tốn kém, nhưng chắc chắn vẫn rẻ hơn nhiều so với việc phóng một vệ tinh lên quỹ đạo. Ngày nay, ai cũng có thể đi vòng quanh thế giới, có rất nhiều hãng hàng không cung cấp dịch vụ này. Bạn sẽ không phải quay lại bất kỳ một nước nào để đi hết một vòng Trái Đất.

Thậm chí nếu may mắn, trong một chuyến bay đủ cao và có đủ tầm bao quát, bạn sẽ nhìn thấy đường chân trời cong cong theo hình dáng của Trái Đất. Khi đó, bạn có thể nhìn thấy Trái Đất hình cầu bằng chính đôi mắt của mình. Theo một bài báo năm 2008 trên tạp chí Applied Optics, đường cong của Trái Đất có thể nhìn thấy ở độ cao khoảng 10.000m.

Sử dụng khinh khí cầu thời tiết

Vào tháng 1 năm 2017, một nhóm sinh viên thuộc Đại học Leicesterr đã gắn camera vào một khinh khí cầu thời tiết và thả nó lên trời. Khi khinh khí cầu lên độ cao khoảng 23,6 km so với bề mặt - cao hơn nhiều so với độ cao cần để nhìn thấy Trái Đất hình cầu. Camera đã ghi lại được đoạn phim về đường chân trời cong.

So sánh những cái bóng

Người đầu tiên ước tính chu vi Trái Đất là nhà toán học Hy Lạp có tên Eratosthenes. Ông đã làm vậy bằng cách so sánh bóng nắng ở hai địa điểm khác nhau vào giữa trưa của ngày hạ chí. Tại một nơi bây giờ là Aswan, Hy Lạp và một nơi là Alexandria. Vào đúng giữa trưa, cây gậy được cắm trên mặt đất ở Aswan không hề đổ bóng, còn ở Alexandria lại đổ bóng.

Điều này chỉ có thể giải thích bằng việc Trái Đất là hình cầu. Bởi nếu Trái Đất phẳng, vị trí của Mặt Trời (lúc giữa trưa) sẽ là như nhau đối với cả hai chiếc gậy.

Tham khảo Livescience