5 chi tiết xuyên tạc trong Tam Quốc Diễn Nghĩa khiến Chu Du bị hậu thế “dìm hàng” không thương tiếc

Nipp  - Theo Helino | 07/04/2018 04:37 PM

Tam Quốc Quần Anh Truyện
05/01/2018 NCB: Đang cập nhật NPH:

Hầu hết đều tập trung vào mối quan hệ giữa ông và Khổng Minh Gia Cát.

Tác giả của Tam Quốc Chí - Trần Thọ từng hết lời ca ngợi vị danh tướng hoàn mỹ của Đông Ngô như sau: "Trong chính trị thì có tầm nhìn xa trông rộng, trung thành, tận tâm, trong quân sự lại đảm lược hơn người, trí dũng song toàn, nhân cách tốt đẹp”. Rõ ràng, nếu xếp hạng các nhân vật nổi trội nhất của thời kỳ này, Chu Du xứng đáng được xếp vào hàng nhất đại anh hùng. Thế nhưng vì sao trong con mắt hậu thế, hình tượng của ông lại bị bóp méo tới mức khó tin như vậy?


Sự xuyên tạc của La Quán Trung hầu hết đều nhằm về mối quan hệ giữa Chu Du và Gia Cát Lượng

Sự xuyên tạc của La Quán Trung hầu hết đều nhằm về mối quan hệ giữa Chu Du và Gia Cát Lượng

Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung là một tuyệt tác về cuộc giao tranh giữa Ngụy - Thục - Ngô. Nó mô tả “gần như” đúng hết các chiến dịch quan trọng và những thời khắc lịch sử. Thế nhưng, chính vì cái “gần như” này mà khiến cho rất nhiều độc giả đời sau có nhận định sai lầm về không ít nhân vật nổi tiếng. Trong số đó, các đoạn mô tả về Chu Du chính là nơi tồn tại nhiều mâu thuẫn nhất.

Chu Du bị Gia Cát Lượng chọc tức 3 lần, hộc máu rồi chết?

Chi tiết mà Chu Du phải thốt lên rằng: “Trời sinh Du sao còn sinh Lượng” là yếu tố xuyên tạc mà La Quán Trung đã tạo dựng nên. Theo nhiều sử sách, Lưu Bị (với con mắt nhìn người rất tốt) đánh giá Chu Du là người độ lượng quảng đại. Những người như thế đâu có dễ gì bị trêu tức đến chết?


Chu Du vốn là người độ lượng quảng đại, sao có thể bị chọc tức mà chết?

Chu Du vốn là người độ lượng quảng đại, sao có thể bị chọc tức mà chết?

Nhiều sử gia cũng chỉ ra rằng, từ sau chiến thắng ở Xích Bích cho đến lúc qua đời, Chu Du vốn không hề gặp qua Khổng Minh. Bởi lúc ấy, quân Thục vẫn đang gấp rút chuẩn bị sau khi tam phân thiên hạ, Gia Cát Lượng còn tất bật ở Linh Lăng làm công tác hậu cần. Mãi sau này, khi Chu Du qua đời, Bàng Thống mới là người đến viếng chứ không phải Khổng Minh.

Kế sách “thuyền cỏ mượn tên”

Trong trận Xích Bích nổi tiếng, có tình tiết Gia Cát Lượng đi cùng Lỗ Túc và 30 thuyền cỏ trong sương mù nhử quân Tào Tháo bắn tên ra. Thế là hàng chục vạn mũi tên cắm vào thuyền cỏ quay ngang. Gia Cát Lượng thu tên về nộp cho Chu Du. Sự thực việc dùng “thuyền cỏ mượn tên” là do chính Tôn Quyền thực hiện. Cuốn Tam Quốc Chí Bình Thoại còn khẳng định kế sách này là do Chu Du hiến.


Kế này thực chất là do Chu Du hiến

Kế này thực chất là do Chu Du hiến

Cuộc hôn nhân giữa Lưu Bị và Tôn Thượng Hương

Trong lịch sử, Tôn Quyền đúng là đã gả em gái mình cho Lưu Bị với tính chất hôn nhân chính trị. Và có thể khẳng định, đây không phải mưu kế của Chu Du. Ghi chép về Tôn Thượng Hương không nhiều nhưng có những dòng mô tả khá chắc chắn: “Thị tì hơn trăm người đều quen cầm đao đứng hầu, Tiên chủ mỗi lần vào phòng đều thấy lạnh cả người”. Vì thế, quan hệ giữa Lưu Bị và Tôn Thượng Hương cũng chẳng được mặn nồng tình ái như trong Tam Quốc Diễn Nghĩa đâu.


Quan hệ giữa Lưu Bị và Tôn Thượng Hương không hề mặn nồng tình ái

Quan hệ giữa Lưu Bị và Tôn Thượng Hương không hề mặn nồng tình ái

Đại kế “mượn gió đông”

Hỏa thiêu Xích Bích là trận đánh cực kỳ nổi tiếng. Nó không chỉ được khắc họa trong sử sách mà còn trên phim ảnh, truyện tranh và cả game online nữa. Thế nhưng, thực chất thì đây lại là "địa điểm" tiếp theo dành cho hư cấu của La Quán Trung. Có thể khẳng định rằng không có tình tiết Gia Cát Lượng lập đàn cầu gió Đông như Tam Quốc Diễn Nghĩa đã viết.


Cũng chẳng có việc Khổng Minh lập đàn cầu gió Đông

Cũng chẳng có việc Khổng Minh lập đàn cầu gió Đông

Chiếm Kinh Châu

Khi còn sống, Chu Du quả thực từng giữ Giang Lăng, Di Lăng làm đường nhập Xuyên. Thế nhưng không có chuyện Đông Ngô đánh Tây Thục hay Lưu Bị “mượn” đường. Chỉ sau khi ông qua đời, Lỗ Túc mới là người đem Nam Quận cho Lưu Bị “mượn”. Từ đó về sau, Đông Ngô phái Tôn Du phạt Thục rồi bị Lưu Bị cản đường. Rất có khả năng, Tam Quốc Diễn Nghĩa cố tình đảo lộn hai nhân vật Tôn Du và Chu Du.


Chỉ sau khi Chu Du chết, Lỗ Túc mới là người chủ trương cho mượn Kinh Châu

Chỉ sau khi Chu Du chết, Lỗ Túc mới là người chủ trương cho "mượn" Kinh Châu

Dễ thấy, ảnh hưởng của chính sử luôn thua xa so với các tiểu thuyết văn học. Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung nhờ có lượng độc giả đông đảo mà đã làm sai đi hình tượng về danh tướng Chu Du.

Mãi cho đến sau này, khi ngành game ngày càng phát triển, nhiều game thủ “fan cuồng” nhà Ngô thường tái hiện lại cuộc so tài giữa Khổng Minh và Chu Du theo nhiều cách khác nhau. Điển hình như việc sắp xếp để 2 vị tướng này “solo” đọ công lực chẳng hạn. Trong Tam Quốc Quần Anh Truyện 3.0, khi nghe tin Gia Cát Lượng sắp xuất hiện, nhiều người chơi còn chia sẻ rằng họ đã sẵn sàng đưa Chu Du đối đầu với vị quân sư nổi tiếng nhà Thục để đọ tài xem ai hơn.


Nhiều người chơi còn sẵn sàng sắp xếp cuộc chiến solo đọ công lực giữa Chu Du và Khổng Minh để chiêm ngưỡng

Nhiều người chơi còn sẵn sàng sắp xếp cuộc chiến "solo" đọ công lực giữa Chu Du và Khổng Minh để chiêm ngưỡng


Gia Cát Lượng chuẩn bị xuất hiện trong Tam Quốc Quần Anh Truyện 3.0

Gia Cát Lượng chuẩn bị xuất hiện trong Tam Quốc Quần Anh Truyện 3.0

Không biết đến bao giờ thì nỗi oan "trời không thấu, đất không hay" của Chu Du được giải. Dù sao thì, vẫn có một điều đúng trong Tam Quốc Diễn Nghĩa là Chu Du toàn diện hơn hẳn Gia Cát Lượng về phương diện đối nội. Tiếc là ông mất quá sớm, không thì những lần chạm trán tiếp theo giữa 2 vị quân sư đại tài này có lẽ sẽ còn mang đến nhiều bất ngờ hơn nữa.

Bạn đọc có thể tìm hiểu về Tam Quốc Quần Anh Truyện tại ĐÂY.

Nguồn: Tổng hợp