3 nỗi khổ của game thủ khi chơi game không có giao dịch

Tiểu Lạc Anh  - Theo Trí Thức Trẻ | 24/01/2017 06:00 PM

Soái Ca Truyền Thuyết
10/03/2017 NCB: Đang cập nhật NPH:

Cả nguồn sống của game thủ bỗng chốc thu bé lại vừa bằng tính năng giao dịch trực tiếp.

Tính năng giao dịch trực tiếp không chỉ là cần câu cơm của "dân cày" mà còn là phao cứu sinh của Đại gia trong những lúc cấp thiết. Vì vậy, khi chơi bất kỳ game nhập vai nào, dù là game kiếm hiệp hay tiên hiệp, câu cửa miệng của game thủ sẽ là "Game này có giao dịch không? Đồ nhặt được là khoá hay không khoá?". Để nắm rõ tầm quan trọng của tính năng này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 3 nỗi khổ của game thủ khi chơi game không có giao dịch là gì nhé!

Nhặt được đồ xịn, không thể đem bán kiếm lời

Ở các game cho phép giao dịch, "dân cày" có thể farm đồ thả ga và đem chúng bán vào thị trường chợ đen để sinh lời. Đặc biệt là với những game như Soái Ca Truyền Thuyết, game thủ không chỉ làm giàu bằng cách cắm máy ở các bãi train nhặt đồ mà còn kiếm bộn tiền nhờ việc chế thuốc đem bán cho dân PK. Đổi đời thành đại gia nhờ nhặt rác là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra trong Soái Ca Truyền Thuyết.


Chơi game không có tính năng giao dịch trực tiếp, “dân cày” chỉ có nước “cạp đất mà ăn”

Chơi game không có tính năng giao dịch trực tiếp, “dân cày” chỉ có nước “cạp đất mà ăn”

Tuy nhiên, ở những tựa game không cho phép giao dịch, đây sẽ là một câu chuyện khác. Tất cả các item nhặt được khi train quái, săn Boss đều bị game khoá hoàn toàn, chỉ có thể mặc lên người nhân vật hoặc đem phi shop chứ không thể giao dịch lại. Nói dễ hiểu hơn là mọi đồ đạc từ trên người nhân vật cho đến trong rương chứa đồ đều là item chết. Con đường kiếm cơm duy nhất của dân cày bị chặt đứt hoàn toàn.

Tốn thời gian săn vật phẩm, trang bị

Nếu nghĩ chơi game không cho phép giao dịch chỉ có dân cày mới khổ, còn đại gia không bị ảnh hưởng gì thì chắc chắn bạn đã lầm to. Có một sự thật ít ai nhận ra rằng đa số đại gia đều là những người bận rộn, ít có thời gian cày cuốc như farmer và thường hơi lười.

Trong khi ấy, số lượng vật phẩm được bán ở cash shop trong game có giới hạn và cực kỳ đắt. Để tiết kiệm tiền và rút ngắn quá trình vất vả săn đồ, đại gia sẽ tìm đến các con buôn để thu gom item cần thiết build acc. Đã đập nhiều tiền vào game nhưng vẫn bị "hành xác" như ai thì thử hỏi đại gia nào chịu cho cam?


Đừng tưởng “dân cày” mới khổ, đại gia cũng khổ không kém đó!

Đừng tưởng “dân cày” mới khổ, đại gia cũng khổ không kém đó!

Trao đổi mua bán gặp khó khăn trăm bề

Thông thường ở những game không cho phép giao dịch, người chơi chỉ có thể trao đổi vật phẩm bằng một hình thức khác gọi là Đấu Giá. Tức là game thủ phải treo nó lên kệ và lựa chọn mức giá muốn bán. Số tiền bán được sẽ bị hệ thống tự động thu phí từ 5 - 10% tuỳ theo thiết lập của từng game. Món đồ giá thấp còn đỡ, đằng này nếu bán mấy thứ giá cao thì ôi thôi, số tiền trả thuế xác định "thốn" lắm luôn. Ví dụ thanh kiếm bán ra trị giá 10000 KNB, số tiền bạn nhận là 9000 KNB. 1000 KNB còn lại "không cánh mà bay" vào túi tiền của ông họ Tô tên Thuế.


Tình cảnh khốn đốn vì không có tính năng giao dịch trực tiếp, bạn đã trải qua chưa?

Tình cảnh khốn đốn vì không có tính năng giao dịch trực tiếp, bạn đã trải qua chưa?

Tình cảnh "con buôn" đã éo le nhưng người mua cũng chẳng sung sướng gì. Muốn trả giá món hàng thấp xuống phải để lại lời nhắn trên hệ thống. Người bán đang onl sẽ phản hồi. Còn trường hợp họ không online, xác định bạn phải chờ đợi mòn mỏi. Chưa kể đến tình huống đôi bên vừa ngã giá thành công, bạn chưa kịp mừng vì mua được món đồ giá hời thì đã có kẻ khác từ đâu xuất hiện phỗng tay trên, cuỗm mất món hàng ấy. Sau đó, chẳng có sau đó nữa đâu.

Tạm kết

Đây chỉ là 3 nỗi khổ “thốn đến tận rốn” của những ai chơi game MMORPG không cho phép giao dịch. Vậy còn bạn thì sao? Hãy tham gia chia sẻ câu chuyện của mình tại ĐÂY.