20 sự thực thú vị mà bạn chưa chắc biết về công ty hoạt hình Pixar (P2)

Dr.Jackal  - Theo Trí Thức Trẻ | 03/08/2016 0:00 AM

Tương tự với kỳ trước, chúng ta sẽ đến với 20 chi tiết thú vị nữa mà bạn chưa chắc đã biết về công ty phim hoạt hình 3D nổi tiếng thế giới - Pixar.

Tương tự với kỳ trước, chúng ta sẽ đến với 20 chi tiết thú vị nữa mà bạn chưa chắc đã biết về công ty phim hoạt hình 3D nổi tiếng thế giới - Pixar:

1. Mặc dù Pixar đã bắt đầu sản xuất “A Bug’s Life” trước khá lâu, nhưng “Antz” của của Dreamwork vẫn được phát hành sớm hơn 1tháng. Người ta nghi ngờ là sếp lớn của Dreamworks - ông Jeffrey Katzenberg đã “khuyến khích” nhân viên làm việc nhiều giờ hơn để đập Pixar, bởi vì ông này đã đề nghị tạm hoãn sản xuất “Antz” để cho Pixar rời lại ngày ra mắt của “A Bug’s Life” do trùng tháng ra mắt với phim hoạt hình đầu tiên của Dreamworks - “The Prince of Egypt” nhưng Pixar thì mặc kệ và từ chối luôn.

2. Diễn viên lồng tiếng Mike trong “Monsters, Inc.” (2001) – Billy Crystal đã được mời vào vai Buzz Lightyear trong “Toy Story” nhưng từ chối, sau đó thì ông này đã hối hận rất nhiều. Ngoài ra, có ít nhất 100 loài quái vật khác nhau trong “Monster, Inc.” và đến 90% quái vật trong phim thì đều có giọng như Mike.

3. Andrew Stanton, đạo diễn và biên kịch của “Finding Nemo” (2003) đã lồng tiếng cho rùa biển Crush, dựa vào hình tượng những nhà lướt sóng đã nghỉ hưu ở Hawaii. Anh đã đọc được rằng rùa biển có thể sống đến 200 tuổi và đã di cư từ Hawaii đến Úc.

4. Toàn bộ ekip sản xuất “Finding Nemo” bắt buộc phải đi thủy cung, đi lặn ở Hawaii và Moterey, tham gia nghiên cứu học tập bể cá 25-gallon của Pixar, nghe những bài giảng của một nhà ngư học. National Geographic đã cho biết doanh thu bán cá hề Ocellaris tăng vọt 25% sau khi bộ phim được phát hành.

5. Sau khi ra mắt năm 2003, “Finding Nemo “đã trở thành bộ phim hoạt hình có doanh thu cao nhất ở Bắc Mỹ và phim đầu tiên vượt mặt “Lion King” (1994) trong vòng một thập kỷ đổ lại. Theo thời báo Associated Press, một công ty ống nước đã ra một thông báo để ngăn cản người dùng thả cá vào toilet và xả nước để phóng sinh, một sự kiện đã xảy ra trong “Finding Nemo” bởi: “Sự thật là, sẽ không ai có thể tìm được Nemo và bộ phim sẽ phải đổi tên thành Grinding Nemo (Nghiền Nát Nemo)”.

6. Brad Bird, đạo diễn của phim “The Incredibles” (2004), tạo ra kịch bản dựa hoàn toàn trên trải nghiệm riêng của ông giữa việc cân bằng công việc và gia đình. Con trai ông này cũng lồng tiếng cho Squirt, một chú rùa biển nhỏ trong “Finding Nemo”. “The Incredibles” cung là phim Pixar đầu tiên có dàn diễn viên toàn là nhân vật con người. Nam diễn viên Samuel L. Jackson được chọn cho vai Frozone vì đạo diễn Brad Bird muốn nhân vật này có một giọng nói thật ngầu.

7. Trong quá trình chuẩn bị cho bộ phim “Ratatouille” (2007), đạo diễn Brad Bird đã xin học việc ở ở nhà hàng ba sao Michelin của đầu bếp có tiếng Thomas Keller - French Laundry ở Yountville, California. Người ta đã phải giữ chuột ở Pixar một năm liền để các kỹ sư hoạt hình có thể quan sát chuyển động của chúng cho phim này. “Ratatouille” đã phá vỡ kỷ lục cho màn ra mắt hoành tráng nhất cho phim hoạt hình ở Pháp, nơi làm bối cảnh chính cho phim.

8. Đầu bếp Anthony Bourdain đã nói rằng “Ratatouille” chính là phim về ẩm thực hay nhất từ trước đến giờ, từng chi tiết nhỏ lẻ trong phim như vết bỏng nhỏ ở cổ tay bếp trưởng thật đáng ngạc nhiên. “Ratatouille” đã gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình quảng bá bộ phim vì không doanh nghiệp thực phẩm nào muốn có hình ảnh liên quan đến chuột.

9. Charlie Muntz, nhân vật phản diện trong “Up” (2009), được đặt tên theo một giám đốc ở hãng Universal Picture, người đã cướp quyền sản xuất series phim hoạt hình “Oswald the Lucky Rabbit” của Walt Disney năm 1928. Khi Carl và Ellie đi picnic trong “Up”, họ đã chọn một cái cây y hệt như “A Bug's Life”. Đồng thời đây cũng là phim hoạt hình và phim 3D đầu tiên mở Liên hoan Phim Cannes.

10. Russell trong "Up" là nhân vật người Mỹ gốc Nhật đầu tiên trong phim Pixar, và được lồng tiếng cũng bởi một người Mỹ gốc Á - Jordan Nagai.

11. “Up” là bộ phim đầu tiên của Pixar được đề cử giải Oscar cho hạng mục “Phim Xuất Sắc Nhất”. Đặc biệt hơn nữa, đây là bộ phim hoạt hình thứ hai từng được đề cử trong hạng mục này, trước đó “Beauty and the Beast” từng được nhận vinh dự này.

12. Cái tên Wall-E của nhân vật chính trong bộ phim cùng tên thật ra là chữ viết tắt của Waste Allocation Load Lifter Earth hay nôm na là “Robot chuyên sử lý rác thải trên Trái Đất”.

13. Các robot trong bộ phim Wall-E đều tuân thủ theo bộ luật robot có thật đặt ra bởi Isaac Asimov mang tên “Three Laws of Robotics”, trong đó:

- Mọi robot không được phép gây thương tích cho con người một cách chủ động hoặc thụ động.

- Robot phải tuân thủ mệnh lệnh của con người, trừ khi những mệnh lệnh này mâu thuẫn với luật thứ nhất.

- Robot cần phải bảo đảm sự sinh tồn của bản thân nhưng miễn là nó không mẫu thuẫn với điều luật luật 1 và luật 2.

14. Khi đạo diễn Pete Doctor đề xuất ra ý tưởng lần đầu cho “Inside Out” với Pixar, anh nói: “Tưởng tượng xem công đoạn tuyển diễn viên sẽ thú vị đến mức nào. Chúng ta có thể mướn Lewis Black cho vai Anger!”. Và quả thực, khi bộ phim vào giai đoạn sản xuất, Lewis Black đã chấp nhận lời yêu cầu từ hãng để đóng vai nhân vật Anger trong phim.

15. Trong “Inside Out”, ban đầu các nhà viết kịch bản dự định cho vào đến 27 cảm xúc khác nhau thay vì chỉ 5. Trong số những cảm xúc bị các tác giả “gạt bỏ”, bao gồm Surprise “bất ngờ” và Trust “tin tưởng”. Đạo diễn Pete từng thổ lộ, cảm hứng cho bộ phim “Inside Out” bắt nguồn từ những năm tháng của chính con gái của ông khi cô bé trưởng thành từ tuổi “teen”.

16. Một bức tranh về Bing-Bong bởi cô con gái 7 tuổi của của đạo diễn hình ảnh Kim White, đã có xuất hiện trong phim. Số chuyên viên thiết kế hoạt hình tham gia việc tạo dựng bộ phim “Inside Out” bằng một nửa so với các bộ phim khác của hãng. Chỉ có 45 nhà thiết kế đã góp công trong bộ phim.

17. Phần lớn các nhà tâm lý học dành cho trẻ em đã ủng hộ nhiệt tình cách lồng những cảm xúc cơ bản trong phim “Inside Out”. Cụ thể theo một nhà tâm lý học: “Bạn có thể đồng thời cáu giận và buồn bực. Có những lúc bạn có thể vừa vui mừng và sợ hãi. Nhưng cảm xúc này thường rất khó hiểu với trẻ em”.

18. Bộ phim “The Good Dinosaur” đã gặp phải nhiều khó khăn dẫn đến việc Pixar cho đến 60 nhân viên nghỉ việc và đẩy lùi ngày ra mắt bộ phim từ tháng 5 đến tháng 11 năm 2015. Bộ phim “Finding Dory” gần đây của Pixar, kế tiếp “Finding Nemo”, đã phải lùi ngày ra mắt dự định là vào tháng 11 năm 2015 sang năm 2016 chính vì sự chậm trễ gây ra bởi đoàn sản xuất bộ phim “The Good Dinosaur”.

19. Dory là nhân vật Pixar được yêu thích nhất trên Facebook với hơn 25 triệu like, trong khi Nemo, chú cá hề con chỉ nhận được 22 triệu like. Bối cảnh bộ phim “Finding Dory” đã chuyển từ một công viên đại dương sang viện nghiên cứu hải dương học sau khi đoàn làm phim xem bộ phim tài liệu “Blackfish” (2013).

20. “Sanjay’s Super Team” là bộ phim hoạt hình ngắn sản xuất bởi đạo diễn Mỹ - Ấn Độ Sanjay Patel. Bộ phim đã được chiếu cùng “The Good Dinosaur” trong rạp và là bộ phim đầu tiên có nhân vật chính đến từ Ấn Độ của Pixar.

Sanjay's Super Team

Top manga hay nhất và dở nhất theo bình chọn của chuyên gia trong năm 2016