20 sự thực thú vị mà bạn chưa chắc biết về công ty hoạt hình Pixar (P1)

Dr.Jackal  - Theo Trí Thức Trẻ | 29/07/2016 0:00 AM

Để kỷ niệm 20 năm hoạt động của Pixar ngoài rạp chiếu bóng, xin được giới thiệu những thông tin thú vị về Pixar theo dòng thời gian từ đầu đến giờ mà có thể bạn chưa biết.

Đã 20 năm kể từ khi bộ phim dài đầu tiên của Pixar – “Toy Story” được ra mắt khán giả. Trong hai thập kỷ vừa qua, xưởng phim hoạt hình này đã ghi đậm dấu ấn của mình trong nhận thức văn hóa của một thế hệ hoàn toàn mới. Nếu bạn đi học lớp 1 khi phần đầu của phim mới ra mắt năm 1995, bạn sẽ rơi vào khoảng 30 tuổi khi phần 4 ra rạp vào năm 2018. Tương tự như thế, rất nhiều học sinh tiểu học đã bị “Finding Nemo” cuốn hút vào năm 2003 đã tốt nghiệp đại học khi “Finding Dory” ra rạp vừa rồi.

Bí mật cho thành công lâu dài của Pixar có thể chính là yếu tố hoài cổ mà phim chứa đựng. Nhưng với sự tràn lan vô tội vạ cũng những hậu phần đáng quên thời gian vừa qua như “Cars 2” hay “Monster’s University” đã mang đến nhiều sự cảnh giác cho người xem. Hay với sự ra mắt của “Inside Out” và “The Good Dinosaur”, 2015 là năm đầu Pixar xuất xưởng đến hai bộ phim liền. Phim đầu tiên thì có những thành công giới hạn; nhưng bộ phim sau đó gặp nhiều chướng ngại hơn bất cứ phim Pixar nào từ trước đến giờ, dẫn đến sự trì hoãn ra mắt đến khoảng 1 năm.

Trong khi tương lai của Pixar đang có vẻ bấp bênh, chỉ có một điều rõ ràng: Pixar đã vượt qua rất nhiều sóng gió kể từ ngày mới chỉ là một công ty phần cứng của George Lucas.

Vậy nên để kỷ niệm 20 năm hoạt động của Pixar ngoài rạp chiếu bóng, xin được giới thiệu những thông tin thú vị về Pixar theo dòng thời gian từ đầu đến giờ mà có thể bạn chưa biết:

1. Pixar được thành lập vào năm 1979 và được biết đến như phòng đồ họa vi tính của hãng Lucasfilm. Chỉ được biết như phòng đồ họa vi tính, nhưng Pixar từ những ngày đầu đã thiết kế đồ họa cho nhiều phần sau cho những phim như “Star Trek II: The Wrath of Khan” (1982), “Star Wars: Return of the Jedi” (1983), and “Young Sherlock Holmes” (1985).

2. Thuở ban đầu, Pixar chỉ bán những phần mềm và phần cứng đồ họa vi tính cao cấp như máy Pixar Image Computer. Trong cuộc phỏng vấn với Rotten Tomatoes, thành viên sáng lập Pixar - John Lassester đã kể rằng ông là một trong bốn họa sĩ hoạt hình duy nhất trong công ty khi anh mới gia nhập năm 1983. Công việc chủ yếu của ông chính là đạo diễn những đoạn phim ngắn chỉ để minh họa cho tính năng của sản phẩm phần cứng.


Ông John Lassester (bên trái)

Ông John Lassester (bên trái)

3. Phim hoạt hình ngắn đầu tiên của Pixar – “The Adventures of André and Wally B.” được sản xuất vào năm 1984. Cốt truyện cũng rất đơn giản; một người máy tên là André bị một chú ong dai dẳng đuổi chạy xung quanh một khu rừng. Người máy android trong phim được đặt tên theo một nhân vật trong bộ phim “My Dinner with André”, với hai diễn viên Wallace Shawn và André Gregory thủ vai chính mình cùng ăn tối với nhau. Bộ phim này là bộ phim ưa thích của rất nhiều nhà làm phim hoạt hình.

Pixar- Short Films #1 -The Adventures of André and Wally B. (1984)

4. Steve Jobs đã mua Pixar với giá 5 triệu USD Mỹ vào ngày 3/2/1986, số tiền khi ấy có giá trị khoảng 10,7 triệu USD Mỹ vào năm 2015. Ông David A. Price đã nhắc đến trong cuốn sách về lịch sử của Pixar – “The Pixar Touch: The Making of a Company” – rằng trong những năm đầu tiên sau khi Steve Jobs mua lại công ty Pixar đã thua lỗ rất nhiều tiền vốn mà nhà sáng lập Apple đổ vào. “Trong vòng 10 năm đầu tiên, chúng tôi đã mất rất nhiều tiền của Steve. Rất nhiều tiền của Steve” trích lời của John Lassester.

5. Bộ phim ngắn “Luxo Jr.” sản xuất năm 1986 là bộ phim định hình cho Pixar theo nhiều nghĩa. Nó là một câu chuyện kể về một chiếc đèn nhỏ, tinh nghịch loay hoay chơi với quả bóng trong lúc một chiếc đèn lớn tuổi hơn đứng nhìn ngán ngẩm. Đây là bộ phim Pixar và cũng là bộ phim CGI đầu tiên được đề cử giải thưởng Oscar cho hạng mục “Phim Hoạt hình Ngắn Xuất sắc Nhất”. Chiếc đèn Luxo Nhỏ đã trở thành một phần cố định của Logo Pixar sau khi “Toy Story” được phát hành năm 1995.

Pixar- Short Films #2 -Luxo Jr.- (1986)

6. Từ lúc được sáng tạo nên, Luxo Nhỏ và Luxo Lớn đã có một vài xuất hiện cameo trong những bộ phim ngắn và dài của Pixar. Có thể thấy có một phiên bản màu đỏ của Luxo Nhỏ trên bàn của Andy trong cả ba phần của “Toy Story” và cả trong những phim ngắn “Toy Story Treats” năm 1996 nữa. Luxo Nhỏ và robot thu lượm rác WALL-E đã có tương tác lần đầu tiên trong trailer của phim này năm 2008. Khi bóng đèn của Luxo Nhỏ bị cháy bóng, WALL-E đã xuất hiện để thay cho Luxo một cái bóng khác.

Luxo Jr. and Wall-E

7. Theo Thời Báo New York, Pixar đã ký một hợp đồng ba phim với Disney năm 1991. Thỏa thuận cho Pixar sẽ chỉ là 10-15% lợi nhuận của bộ phim thôi. Bộ phim đầu tiên ra đời theo hợp đồng này chính là “Toy Story” (1995).

8. Woody trong “Toy Story” vốn dĩ phải là một con rối đi kèm của một người nói tiếng bụng. Nhưng theo tạp chí Verge thì lúc đó CEO của Disney, ông Michael Eisner cảm thấy mấy con rối trông ghê quá, nên nhân vật này đã được chuyển thành một con búp bê cao bồi biết nói mà chúng ta đều yêu thích cho đến ngày hôm nay.

9. Diễn viên Tom Hanks người lồng tiếng cho Woody trong chuỗi phim “Toy Story” sở dĩ nhận được vai này nhờ một cảnh trong phim “Turner and Hooch” (1989). Trong phim hài này, Hanks đóng vai Turner một thám tử dựa vào chú chó của một nạn nhân bị sát hại để tìm ra thủ phạm, sau khi chú chó Hooch nhai nát ghế xe của Turner, cảnh ông ta mắng chú chó quá dễ thương và hài hước đến nỗi các nhà làm phim hoạt hình của Pixar vô cùng ấn tượng và thích ngay diễn viên này.

Don't Eat the Car Not the Car

10. Bộ phim “Toy Story” đầu tiên cũng là bộ phim dài đầu tiên được sản xuất hoàn toàn bằng CGI trong lịch sử. Chi phí sản xuất chỉ mất có 30 triệu USD, chỉ bằng một nửa kinh phí của phim “Lion King” mà Disney sản xuất năm 1994 ngốn tới 79.3 triệu USD.

11. “Toy Story” đã thu về 29,1 triệu USD trong tuần khởi chiếu đầu tiên hoành tráng, gần như hoàn vốn cho kinh phí sản xuất, và thậm chí còn trở thành phim có doanh thu cao nhất năm đó. Doanh thu tuần đầu công chiếu của nó vượt qua cả thành tích của “Titanic” năm 1997 chỉ với doanh thu 28,6 triệu đô chỉ tính trên đất Mỹ.

12. Có một giả thuyết rất phổ biến giữa cộng đồng fan “Toy Story” đó là Emily, cô gái nhỏ chủ cũ của búp bê nữ cao bồi Jesse trong “Toy Story 2” (1999) chính là mẹ của Andy.

Toy Story 2 - When She Loved Me (HD)

13. Đồng đạo diễn Ash Brannon cho biết “Toy Story 2 ban đầu chỉ là dự án phim sản xuất phát hành thẳng ra video quy mô nhỏ, bởi vì đó là cách mà Disney vẫn hay làm và họ dự định sẽ theo sát quy trình. Bởi vì thời điểm đó thì không ai làm phần sequel cho phim hoạt hình để chiếu rạp cả. Nhưng chúng tôi vẫn quyết tâm đưa ‘Toy Story 2’ ra rạp, vì chúng tôi biết chúng tôi có một câu chuyện tuyệt vời”.

14. “Toy Story” có hai điểm tương đồng với “Star Wars: A New Hope”. Một là, sứ mệnh của Buzz Lightyear cũng tương tự như của R2D2. Họ đều có thông tin quan trọng về một điểm yếu của một vũ khí nguy hiểm cần phải đưa đến chính quyền cấp cao hơn.

15. Thứ hai là cảnh Sid tra tấn Woody với cảnh Darth Vader tra hỏi Công chúa Leia kèm những lời thoại giống hệt nhau.

16. “Toy Story 2” (1999) đã bị xóa sau khi có người chạy sai phần mềm trên ổ cứng nơi tất cả các tài liệu được lưu trữ. Nhưng may mắn bộ phim đã lưu lại một bản khác bởi một thành viên của Pixar (một bà mẹ) người đã giữ một bản backup ở nhà để làm việc.

17. “Toy Story 2” đã kiếm được gần 245 triệu đô khi trình chiếu ở màn ảnh rộng trong nội địa Mỹ và cũng là bộ phim sequel đầu tiên có doanh thu còn cao hơn cả phần đầu.

18. Nhân vật Sid Phillips, cậu bé thích phá hủy đồ chơi trong "Toy Story" được dựa trên một nhân viên cũ ở Pixar, trong quá trình làm phim thì không còn làm việc ở Pixar nữa nhưng cũng là một người thích tháo tung tóe đồ chơi và sử dụng những bộ phận khác nhau để làm ra những sinh vật kỳ dị.

19. Thảm ở nhà Sid có họa tiết hình lục giác y hệt như chiếc thảm ở khách sạn trong bộ phim kinh dị nổi tiếng sản xuất năm 1980 "The Shining".

20. "Toy Story" 3 là bộ phim có doanh thu cao nhất trong chuỗi phim này và là phim dành cho đối tượng gia đình với doanh thu cao thứ ba của mọi thời đại. Mặc dù vậy, phần ba lại không nhận được điểm tuyệt đối trên Rotten Tomatoes (chỉ được 99% chấp thuận).

Chùm ảnh ghi lại mọi sắc thái vui buồn, hài hước của ChinaJoy 2016