18 bức ảnh cho thấy sự thay đổi của ngành phim suốt 1 thế kỷ qua

Dr.Jackal  - Theo Trí Thức Trẻ | 05/05/2016 06:00 PM

Công nghệ trong ngành công nghiệp phim đã phát triển vượt bậc trong suốt hơn một thế kỷ qua, cho phép các bộ phim truyền tải những câu chuyện quy mô hơn, chân thực hơn bao giờ hết.

Nếu bạn là người hay tìm hiểu về những bộ phim kinh điển của thế giới như “The Wizard of Oz” năm 1939, và so sánh chúng với những bộ phim mới nhất hiện nay như “Captain America: Civil War”, bạn chắc chắc sẽ thấy sự khác biệt rất lớn.

Công nghệ trong ngành công nghiệp phim đã phát triển vượt bậc trong suốt hơn một thế kỷ qua, cho phép các bộ phim truyền tải những câu chuyện quy mô hơn, chân thực hơn bao giờ hết. Điện ảnh đã tiến hóa từ thời kỳ phim câm đen trắng được biên tập bằng tay sang thời kỳ nội dung kỹ thuật số 3D được lắp ghép lại với nhau trên một cỗ máy tính. Kỷ nguyên kỹ thuật số cho phép tạo ra đời những hình ảnh chất lượng hơn, màu sắc đẹp hơn, âm thanh sống động hơn và cả những hình tạo bằng máy tính hoàn toàn (CGI).

Dưới đây là 18 bức ảnh cho ta thấy được quá trình làm phim đã thay đổi ra sao trong một thế kỷ qua:

Bộ phim nhựa có độ dài tiêu chuẩn thành công đầu tiên là “The Birth of a Nation”, được đạo diễn năm 1915 bởi David Wark Griffith, người được coi là “nhà sáng chế Hollywood”. Bộ phim có chi phí 100,000 USD, một món tiền rất lớn ở thời điểm đó.


The Birth of a Nation (1915)

The Birth of a Nation (1915)

Chi phí sản xuất cho các bộ phim bom tấn thời nay thường có giá từ 100 cho tới 400 triệu USD. Bộ phim đắt giá nhất từng được sản xuất là “Pirates of the Caribbean: At World's End”, tốn 300 triệu USD (341 triệu USD sau tỷ lệ trượt giá) và ra mắt năm 2007.


Captain America: Civil War (2016)

Captain America: Civil War (2016)

Các máy quay phim như Super Parvo và Mitchell Standard thường là lựa hàng đầu để sản xuất phim. Các máy quay phim này cần được thay phim liên tục để hoạt động. Đồng thời cuộn phim lại rất mỏng manh nên chỉ cần một vét xước nhỏ nhất cũng có thể làm hỏng cả một cảnh.


The Bellos of St. Marys (1945)

The Bellos of St. Mary's (1945)

Giờ đây, các máy quay co giãn kỹ thuật số một ống kính (DSLR) đã thống trị Hollywood. Chúng cho phép quay phim ở độ phân giải HD, mang lại chất lượng ảnh tuyệt vời.


Captain America: Civil War (2016)

Captain America: Civil War (2016)

Trong quá khứ, các máy quay phim thường rất to và cồng kềnh.


Một cảnh quay phim trường năm 1950

Một cảnh quay phim trường năm 1950

Giờ đây, chúng nhỏ gọn, nhẹ cân và dễ dàng mang đi khắp nơi hơn.


Batman v Superman: Dawn of Justice (2016)

Batman v Superman: Dawn of Justice (2016)

Thời xưa, tất cả chi tiết trong một cảnh phim như ngọn lửa, nhà cửa, con đường đều được xây dựng bằng tay bởi đội ngũ sản xuất. Trong khi có nhiều phim ngày nay vẫn cần xây dựng bằng tay, nhưng đã có cả cách mới để tạo ra những bối cảnh chân thực.


War of the Worlds (1953)

War of the Worlds (1953)

Thời nay, màn hình xanh là một phương pháp phổ biến để biến trí tưởng tượng của các nhà làm phim trở thành hiện thực. Sau khi quay phim với màn hình xanh, hình ảnh sẽ được đưa vào bối cảnh trong quá trình biên tập hậu kỳ. Một số bộ phim điển hình như “The Jungle Book”, nhìn có vẻ như được quay ngoài trời, nhưng thực thế là hoàn toàn được quay trong xưởng phim với màn hình xanh.


The Jungle Book (2016)

The Jungle Book (2016)

Công nghệ cũng đã đóng một vai trò lớn trong khâu sản xuất hoạt hình suốt nhiều năm qua. Thời xưa, phim hoạt hình đều được vẽ tay bởi các họa sĩ, họ dựa vào kỹ thuật “non-stop animation” để tạo ra hiệu ứng chân thực. Phim hoạt hình dài tiêu chuẩn đầu tiên là “Snow White and the Seven Dwarfs” được ra mắt năm 1937, và đây cũng là him hoạt hình dài có màu đầu tiên.


Snow White and the Seven Dwarfs (1937)

Snow White and the Seven Dwarfs (1937)

Trải qua năm tháng, công nghệ hoạt động 3D và CGI đã mang lại sức sống chân thực hơn cho những bộ phim hoạt hình. Giờ đây, gần như tất cả mọi hoạt hình đều được tạo ra thông qua máy tính, bút kỹ thuật số, bảng vẽ kỹ thuật số và cả dụng cụ điêu khắc kỹ thuật số nữa.


The Secret Life of Pets (2016)

The Secret Life of Pets (2016)

Với máy quay phim cổ điển, thực nhiều lần quay cho một cảnh sẽ tiêu tốn chi phí hơn rất nhiều, bởi phải sử dụng nhiều cuộn phim hơn.


Một cảnh quay năm 1945

Một cảnh quay năm 1945

Giờ đây nhiều máy quay kỹ thuật số có thể ghi hình đồng lúc một cảnh quay, lấy nhiều góc của một cảnh đồng lúc.


The Revenant (2015)

The Revenant (2015)

Trước thời đại kỹ thuật số, các diễn viên sẽ nhận phản hồi từ đạo diễn của họ mà không có sự hỗ trợ hình ảnh để thấy họ đang làm gì và có thể cải thiện thế nào.


The Untouchables (1968)

The Untouchables (1968)

Bây giờ nhờ có máy quay kỹ thuật số, các diễn viên có thể tụ tập quanh máy quay và xem cảnh vừa quay, rồi cân nhắc cái gì cần thay đổi.


Barbershop: The Next Cut (2016)

Barbershop: The Next Cut (2016)

Các nghề nghiệp trong ngành công nghiệp phim cũng đã phát triển mở rộng hơn. Trước đây chỉ có một vài nghề cốt yếu như đạo diễn, nhà quay phim và diễn viên là luôn có mặt ở mỗi cảnh quay.


Ingrid, the story of a model (1954)

Ingrid, the story of a model (1954)

Hiện tại, có hàng trăm nghề nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phim, từ đạo diễn cho tới đội hỗ trợ máy quay phim, những người giúp nhà quay phim di chuyển trong mọi tình huống ví như đi lùi lại cho cẩn thận.


Neighbors 2: Sorority Rising (2016)

Neighbors 2: Sorority Rising (2016)

Một trong những tiến bộ vĩ đại nhất trong kỹ thuật làm phim suốt nhiều năm qua chính là khả năng quay phim màu. Các bộ phim nổi tiếng đầu tiên có màu là “The Wizard of Oz” và “Gone With the Wind”, cả hai đều ra mắt năm 1939.


The Wizard of Oz (1939)

The Wizard of Oz (1939)

Trong khi các bộ phim đen trắng có thể gia tăng một số cảm xúc nhất định, màu sắc khiến phim trở nên chân thực hơn.


Neighbors 2: Sorority Rising (2016)

Neighbors 2: Sorority Rising (2016)

Theo BusinessInsider

Kinh ngạc với những ảnh động 3D khiến bạn muốn kiểm tra lại mắt