15 lỗi thiết kế thẻ bài mà chẳng mấy ai để ý trong Yu-Gi-Oh! (P.2)

Nicolas  - Theo Helino | 22/07/2018 08:15 PM

Làm cách nào bạn có thể trở thành Vua Trò Chơi nếu bạn sử dụng những thẻ bài bị lỗi? Có vẻ những nhà thiết kế của Yu-Gi-Oh! đã quá cẩu thả rồi.


8. Nghi thức Marshmallon

15 lỗi thiết kế thẻ bài mà chẳng mấy ai để ý trong Yu-Gi-Oh! (P.2) - Ảnh 1.

Một trong những quái vật đáng sợ nhất trong bộ bài của Yugi Muto trong Duelist Kingdom là Magician of Black Chaos. Đây là một sinh vật gần như ngang hàng với Blue-Eyes White Dragon về sức mạnh, nhưng khó triệu hồi hơn do nó là một Ritual Monster. Để triệu hồi nó bạn cần có Black Magic Ritual nữa.

Đã khó triệu hồi, thẻ Black Magic Ritual xuất hiện trong gói Premium còn sai tên do lỗi in ấn. Phiên bản sai của Black Magic Ritual được gọi là Marshmallon. Đây là tên của một con quái vật khác xuất hiện trong Yu-Gi-Oh! Việc in sai tên lá bài có thể ngăn bạn triệu hồi Magician of Black Chaos bởi thẻ bài này nói rằng nó chỉ có thể được triệu hồi bởi thẻ Black Magic Ritual mà thôi.

9. Dragon Ice

15 lỗi thiết kế thẻ bài mà chẳng mấy ai để ý trong Yu-Gi-Oh! (P.2) - Ảnh 2.

Một trường hợp sai sót hiếm hoi có lợi cho người chơi. Dragon Ice là một Effect Monster có thể được triệu hồi đặc biệt ngay trên tay hoặc từ nghĩa địa. Phần văn bản trên lá bài nói rằng Dragon Ice có thể được triệu hồi trên sân bất kì lúc nào nhưng chỉ duy nhất một con. Thật may mắn, bởi phiên bản Dragon Ice phát hành trong Gladiator's Assault được in với cái tên hoàn toàn khác: Super Vehicroid – Stealth Union. Điều này cho phép bạn triệu hồi thêm một Dragon Ice khác cùng lúc ngay trên sân, và chỉ phải hy sinh một thẻ bài để kích hoạt được cả hai Dragon Ice.

10. Lỗi chính tả trong The Prime Monarch

15 lỗi thiết kế thẻ bài mà chẳng mấy ai để ý trong Yu-Gi-Oh! (P.2) - Ảnh 3.

Những thẻ Monarch là những quái vật đáng sợ nhất trong Yu-Gi-Oh! bởi chúng cho phép bạn tiêu diệt các thẻ bài khác trên sân khi được triệu hồi. Sự phổ biến của Monarch cho ra đời những thẻ hỗ trợ đầy quyền năng, mà một trong số đó là The Prime Monarch, cho phép bạn lấy lại hai Monarch từ nghĩa địa và đưa chúng trở lại sân đấu.

Phiên bản của The Prime Monarch trong Emperor of Darkness: Structure Deck mắc phải một trong những sai sót đáng xấu hổ nhất của Yu-Gi-Oh! Nó được in từ "crards" trong khi đáng lẽ ra phải là "cards". Thẻ bài này trở thành thẻ được giao dịch phổ biến nhất trong số những thẻ bài mắc lỗi chính tả tương tự.

11. Dark Paladin

15 lỗi thiết kế thẻ bài mà chẳng mấy ai để ý trong Yu-Gi-Oh! (P.2) - Ảnh 4.

Những lá bài phổ biến nhất Yu-Gi-Oh! thường có một diện mạo mới khi được tái bản. Dark Paladin cũng được thay đổi hình ảnh sau khi phát hành bản đầu tiên của bộ Magician's Force, nhưng nguyên nhân chủ yếu của điều này là vì nhà sản xuất đã dùng sai hình ảnh.

Bản in đầu tiên này đã sử dụng hình ảnh của Dark Paladin trên thẻ khuyến mãi được tặng miễn phí cho người chơi khi mua Duel Master's Guide. Nhà sản xuất Yu-Gi-Oh! thời điểm đó đã phải phát hành một phiên bản thay thế của thẻ bài này gửi đến người mua.

12. Khi người và rồng đổi chỗ cho nhau

15 lỗi thiết kế thẻ bài mà chẳng mấy ai để ý trong Yu-Gi-Oh! (P.2) - Ảnh 5.

Thẻ Elemental HERO Chaos Neos và Rainbow Dragon là những nạn nhân đáng thương nhất của lỗi in ấn. Đáng buồn là nhà sản xuất của Yu-Gi-Oh! dường như không hề nhận ra điều này mà để nó tái diễn đến tận hai lần. Lá bài Elemental HERO Chaos Neos được phát hành trong bản in đầu tiên của Gladiator's Assault được in tên Rainbow Dragon. Còn Rainbow Dragon của Tactical Evolution thì lại in hình của Elemental HERO Chaos Neos trên đó.

13. Nitro Warrior sai thuộc tính

15 lỗi thiết kế thẻ bài mà chẳng mấy ai để ý trong Yu-Gi-Oh! (P.2) - Ảnh 6.

Một series game nổi tiếng ở Nhật sử dụng những thẻ bài mà bạn có thể mua trong các cửa hàng. Các thẻ này sẽ kích hoạt hiệu ứng đặc biệt khi chúng được quét vào máy. Các thẻ Yu-Gi-Oh! sử dụng cho dạng game này có in dòng "Duel Terminal" bên dưới hình ảnh thẻ bài, cho bạn biết rằng chúng tương thích với dòng game.

Thẻ Nitro Warrior được phát hành trong Duel Terminal 1 đã bị in sai thuộc tính. Nó có biểu tượng thuộc tính Gió, trong khi đúng ra nó là một quái vật thuộc tính Lửa. Phiên bản thường của Nitro Warrior xuất hiện trong Yu-Gi-Oh! vẫn được in thuộc tính chính xác.

14. Một phiên bản tệ hại của Metalmorph

15 lỗi thiết kế thẻ bài mà chẳng mấy ai để ý trong Yu-Gi-Oh! (P.2) - Ảnh 7.

Phiên bản của Metalmorph được bán trong gói Premium hoạt động khác với các phiên bản trong manga và anime của nó. Trong game, nó là một Continuous Trap, nghĩa là nó vẫn sẽ tồn tại trên sân đấu sau khi sinh vật trang bị nó bị phá hủy. Nó cứ chiếm chỗ trên sân như vậy mà không thể tiếp tục sử dụng được, thật lãng phí làm sao. Điều này đã khiến Metalmorph trở thành một sự lựa chọn tồi tệ mà ai cũng muốn tránh.

15. Blue-Eyes Ultimate Dragon

15 lỗi thiết kế thẻ bài mà chẳng mấy ai để ý trong Yu-Gi-Oh! (P.2) - Ảnh 8.

Blue-Eyes Ultimate Dragon là sinh vật mạnh nhất trong cỗ bài của Seto Kaiba. Nó chạm đến mức điểm ATK tuyệt đối, bỏ xa cả Obelisk the Tormentor huyền thoại. Có lẽ chính điều này khiến nhà sản xuất đắn đo trong việc cho ra mắt chính thức lá bài, phải mãi đến năm 2006 nó mới được phát hành. Chưa hết, phiên bản Blue-Eyes Ultimate Dragon xuất hiện trong Gold Series chỉ có 3000 điểm DEF, thay vì 3800 như các phiên bản khác. Sai sót này không ảnh hưởng nhiều trong các trận đấu bởi người ta thường chỉ dùng thẻ bài này để tấn công. Trong trường hợp người chơi buộc phải dùng nó trong chế độ phòng thủ, thì con số 3000 điểm DEF cũng không phải thứ dễ dàng bị đánh bại.

Trên đây chỉ là một phần nhỏ trong số những sai sót có thể kể đến của những thẻ bài Yu-Gi-Oh! Cứ với đà này trong tương lai không xa, chúng ta sẽ sớm có cơ hội gặp lại nhau để tiếp tục điểm mặt chỉ tên nhiều lá bài lỗi mới mà thôi.