10 bộ phim "làm lại" lẽ ra không bao giờ nên được sản xuất

Dr.Jackal  - Theo Trí Thức Trẻ | 02/12/2016 05:30 PM

Khi một bộ phim quá hay và hợp gu, bạn sẽ chẳng thể nhớ rằng mình đã xem nó bao lần, và tin tức về một phiên bản "làm lại" chỉ khiến bạn cảm thức tức cười.

Phim ảnh thật kỳ diệu khi nó mang tới những trải nghiệm đa dạng và có thể đưa bạn đến các địa điểm không gian, thời gian khác nhau. Khi một bộ phim quá hay và hợp gu, bạn sẽ chẳng thể nhớ rằng mình đã xem nó bao lần, và tin tức về một phiên bản "làm lại" chỉ khiến bạn cảm thức tức cười.

Hiếm khi một phần phim remake có thể hay được như phiên bản gốc, và đa phần cố gắng tái hiện lại phép thần kỳ của câu chuyện năm xưa với một dàn diễn viên hoàn mới kèm theo một số chi tiết cải biên chỉ cho ra đời một sản phẩm thất bại hoàn toàn. Sau đây là danh sách 10 bộ phim gắn mác làm lại mà lẽ ra không nên bao giờ nên tồn tại.

Point Break (2015) – Đạo diễn: Ericson Core

Ở “Point Break” năm xưa, nam diễn viên Keanu Reeves đã hoàn toàn chiếm được sự yêu mến của khán giả trong vai cảnh sát ngầm, trà trộn vào một nhóm vận động viên lướt sóng để triệt phá đường dây tội phạm cướp ngân hàng. Khi phần phim remake được công bố, lập tức đông đảo fan hâm mộ đã tỏ ý hoài nghi và họ không hề sai lầm.

Ghostbusters (2016) – Đạo diễn: Paul Feig

Xây dựng một phần phim remake của “Ghostbusters” với toàn diễn viên nữ chính có vẻ là một ý tưởng hay ho trên giấy tờ. Bộ phim mới ra mắt lập tức bị ăn gạch đá bởi fan hâm mộ do cố gắng biến bộ phim kinh điển thập niên 80’ trở thành một thông điệp nữ quyền không hơn không kém.

The Karate Kid (2010) – Đạo diễn: Harald Zwart

Nguyên bản “The Karate Kid” là một bộ phim tuyệt vời có nội dung về một thiếu niên “chiếu dưới” cố gắng vươn lên thông qua các bài học rèn luyện thể chất lẫn đạo đức của võ học. Phần phim làm lại không phải dở nhưng nó phải lấy tên “The Kung Fu Kid” mới phải, chưa kể sự kết hợp của Jaden Smith và Thành Long không thể tái hiện lại được sự thần kỳ giữa Daniel LaRusso và Ông Miyagi.

Poseidon (2006) – Đạo diễn: Wolfgang Petersen

Một con tàu viễn dương hạng sang bị lật úp và mọi người sống sót phải vật lộn tìm đường thoát thân ngoi lên được mặt nước. “The Poseidon Adventure” năm 1972 khiến cho khán giả phải căng thẳng theo dõi và dán mắt vào màn hình bao nhiêu, thì phần remake năm 2006 lại nhạt nhòa và không gợp gu khán giả bấy nhiêu.

Charlie and the Chocolate Factory (2005) – Đạo diễn: Tim Burton

Johnny Depp là một diễn viên tài ba và có khả năng biến hóa thành đủ mọi vai diễn khác nhau. Tuy nhiên khi anh ta kết hợp cùng đạo diễn Tim Burton để cho ra đời phiên bản remake của bộ phim kinh điển “Willy Wonka and the Chocolate Factory”, khán giả lại chẳng thể vừa ý với những thứ quá đà về màu sắc, bối cảnh hay diễn xuất mà họ thấy trên màn bạc.

Planet of the Apes (2001) – Đạo diễn: Tim Burton

Một bộ phim làm lại thất bại khác của đạo diễn Tim Burton, khi nó cố gắng kể lại câu chuyện con người sống sót trên một hành tinh được thống trị bởi đủ chủng loại khỉ. Bất kể có dàn diễn viên nổi tiếng, chi phí sản xuất đắt đỏ và kỹ xảo hoành tráng, “Planet of the Apes” vẫn không thể hút khán giả đến rạp chiếu.

Psycho (1998) – Đạo diễn: Gus Van Sant

Có lẽ chẳng ai có thể làm lại một phim của đạo diễn huyền thoại Alfred Hitchcock và đạt thành công cả. Nam diễn viên Vince Vaughn không thể tái tạo lại cái vẻ đáng sợ, điên rồ của nhân vật Norman Bates giống như Anthony Perkins từng làm được. Hơn nữa, nó cũng chẳng thể mang lại điểm gì mới mẻ đáng kể và chỉ khiến người ta nhớ về phim cũ hơn.

Poltergeist (2015) – Đạo diễn: Gil Kenan

Phiên bản remake của bộ phim kinh dị siêu nhiên nổi tiếng năm 1982 này thực là không cần thiết và chẳng đem đến gì hấp dẫn ngoài những ý tưởng nghèo nàn. “Poltergeist” năm 2015 nhanh chóng bị khán giả lãng quên chỉ sau một vài tháng phát hành chính thức.

Fantastic Four (2015) – Đạo diễn: Joshua Trank

Trong khi “Fantastic Four” năm 2015 hứa hẹn sẽ là một bộ phim siêu anh hùng hành động giả tưởng tuyệt vời, đầy hiệu ứng hình ảnh cực ngầu, nhưng rồi kết quả khán giả có được là một sản phẩm hổ lốn, không đâu vào đâu. Nó còn chán hơn cả những phần phim cũ, vốn cũng chẳng phải thật sự hay ho gì.

The Lone Ranger (2013) – Đạo diễn: Gore Verbinski

Trong khi series phim truyền hình rất được lòng khán giả bởi giao vai Tonto cho một diễn viên người bản địa Mỹ, thế nhưng phần phim điện ảnh làm lại đã “tẩy trắng” nhân vật khi để Johnny Depp thủ vai. Thêm vào đó, bộ phim còn bị chỉ trích bởi khâu kịch bản kém, sự tương tác giữa hai nhân vật chính có tính gượng gạo, không lôi cuốn.

Theo Hollywood

8 Ông già Noel từ tốt nhất đến tệ nhất trong phim Hollywood